Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2010
Trả giá đắt vì chủ quan
Mọi người nói nhà tôi như có ba cây chông, coi như đã gãy hai, còn một thì cong cong quẹo quẹo. Nói cách nào đó, tôi là người cha thất bại trong việc dạy con.
Tôi có một tuổi thơ lẻ loi trong hoàn cảnh bố mẹ ly thân. Lớn lên bằng nghị lực, tôi học đủ thứ, không ai dạy dỗ, kèm cặp nhưng tự thân ý thức được việc tốt để theo, việc xấu để tránh, gần cuối đời cũng có chút danh thơm. Tôi nghĩ con mình cũng sẽ như thế, thậm chí còn may mắn hơn vì chúng có cha.
Mấy chục năm nay, một mình tôi cáng đáng việc kiếm tiền nuôi gia đình. Mọi chuyện dạy dỗ con cái chỉ trông chờ vào mẹ nó. Nhưng vợ tôi vin vào cớ: “Một tiếng cha bằng ba tiếng mẹ” nên chuyện gì của con cũng chờ tôi về để “méc”.
Vì chạy ăn cho cả nhà, hầu như suốt ngày tôi ở ngoài đường, khi trở về chỉ muốn nghỉ ngơi. Con cái thì gặp đứa nào nhắc đứa đó. Chủ yếu nhắc con những chuyện nên làm, những điều nên tránh. Hy vọng mình nói ít, con hiểu nhiều, hoặc con chưa hiểu, thì mẹ sẽ nhắc lại theo kiểu mưa dầm thấm sâu.
Đàn ông vốn ít nói. Mà có nói, cũng chỉ ngắn gọn như: thương cha, thương mẹ, thương bản thân thì đừng làm điều xấu; muốn thành người tốt thì phải học, học gì cũng được nhưng phải học đàng hoàng, học có bài bản, hễ chịu học thì tốn bao nhiêu tiền ba cũng cố… chạy. Tâm huyết cả đời làm cha tôi dồn hết vô mấy câu và cố gắng nói gì làm đó. Coi như một cách dạy con.
Biết thằng lớn có khiếu về trang trí, tôi gợi ý con đi học ở trường dạy nghề cho có cái bằng. Thấy nó ghi tên đi học, tưởng con nghe lời, tôi mừng vô hạn. Tháng sau, nghe tin con theo bạn, bỏ học. Tôi nghĩ: “Thôi, nó lớn rồi, đời nó tự nó quyết. Muốn con nên người mà con không nghe thì ráng chịu”. Tôi lấy thất bại của thằng lớn để răn thằng thứ hai, nhắc con phải nhìn lại hoàn cảnh nhà mình trong các mối quan hệ, đừng đua đòi với bạn bè con nhà giàu… Con gật đầu, tưởng con hiểu ra, tưởng vợ rút kinh nghiệm từ thằng con lớn. Ai dè, nó trở thành con nghiện.
Ông bà nói con hư tại mẹ. Ở hoàn cảnh mình, tôi cũng từng nghĩ như vậy, nhưng khi thấy hai con không thành người, thấy mình quá thờ ơ, mới hiểu lỗi này của mẹ chỉ đúng một phần, phần còn lại phải thuộc về cha.
Sự chủ quan bao giờ cũng trả giá. Cái giá mà tôi đã trả cho sự chủ quan trong dạy dỗ con quá lớn. Giờ còn thằng út, đã 18 tuổi. Không muốn nó có kết quả như hai anh, nên tôi dồn tâm lực dạy con nên người. Biết đã trễ, nhưng tôi cũng hiểu “không sự bắt đầu nào là vô ích”.
“Gần gũi con là cách dạy con dễ nhất, hiệu quả nhất”
Thằng út cũng nghỉ học ngang xương như hai anh. Rút kinh nghiệm từ hai con lớn, với thằng út, tôi dùng chiêu dạy con theo kiểu… sai vặt. Khi thì nhờ nó chạy đi mua giùm thứ này thứ kia. Khi thì nhờ chở cha đi chỗ này chỗ nọ. Làm cho tôi, đi chung với tôi, thời gian cha con gần nhau nhiều hơn, tôi mới biết con mình tính tình thực sự ra sao, nó mơ ước gì. Thấy con muốn trở thành nhà quay phim, tôi gợi ý con đi học. Con thấy tôi quan tâm cũng hăng hái ghi danh. Nhưng nghĩ lại, thân hình nó ốm yếu tong teo, vác máy chạy không nổi, tôi lại bàn với con học nghề dựng phim. Thấy tôi lo lắng, con tôi có vẻ cảm động. Học hai ba khóa dựng phim, con lại cảm giác mình có khiếu nhiếp ảnh và say mê nhiếp ảnh thực sự. Cháu mạnh dạn trao đổi với tôi. Nhiếp ảnh là nghề học khá tốn tiền. Tôi vốn dị ứng với chữ tiền, nên nghe con đề cập chuyện liên quan đến tiền, tôi nổi da gà. Nhưng để tôn trọng và động viên con, tôi đồng ý rất hăng hái. Thậm chí, tôi còn trở thành bạn học chung khóa nhiếp ảnh với con để dễ bề… trao đổi nghiệp vụ.
Bây giờ, đi đâu người ta cũng thấy tôi cùng con. Hoặc nhìn thấy con tôi ở đâu là người ta biết chắc tôi đang quanh quẩn đâu đó. Tôi nhận ra rằng, chỉ khi đi chung, con tôi mới tự hào thực sự về cha. Lòng tự hào đó đã giúp cháu điều chỉnh mình. Gần gũi con là cách dạy con dễ nhất, hiệu quả nhất, vậy mà đến khi bạc đầu tôi mới nhận ra.
Cóp nhặt
Thứ Năm, 20 tháng 5, 2010
Dành cho Mẹ... khi còn có thể
Sau 21 năm hôn phối, vợ tôi yêu cầu tôi đưa một người đàn bà khác đi ăn và xem ciné. Nàng nói: “Em yêu anh nhưng em biết người đàn bà kia cũng yêu anh và muốn có dịp được đi chơi với anh.”
Người đàn bà kia mà vợ tôi muốn tôi đến thăm là MẸ TÔI. Bà đã goá bụa 19 năm nay, còn tôi vì công việc và ba đứa con, tôi chỉ có thể thỉnh thoảng đến thăm bà.
Tối hôm đó tôi gọi cho mẹ tôi và mời bà đi ăn và xem ciné. Bà hỏi: “Có điều chi vậy? Con có khoẻ không?” Mẹ tôi là người thường hay nghi ngờ mỗi khi có cú điện thoại về đêm hay một cuộc viếng thăm bất ngờ, đều là dấu hiệu của một điềm xấu.
Tôi trả lời: “Con thấy con sẽ rất vui được mời mẹ đi chơi với con, chỉ có hai mẹ con mình mà thôi.” Mẹ tôi suy nghĩ giây lát rồi đáp: “Mẹ cũng rất thích được như vậy.”
Tối thứ sáu đó, sau khi tan sở, tôi lái xe đến đón mẹ tôi và tôi hơi hồi hộp. Khi tôi đến nhà bà, tôi cũng nhận thấy mẹ tôi có vẻ hồi hộp về cái hẹn này. Bà đã sẵn sàng với áo choàng để đón tôi ngay cửa.
Mẹ tôi đã uốn tóc, và mặc bộ áo bà đã mặc để ăn mừng lần kỷ niệm hôn nhân lần cuối cùng với ba tôi.
Mẹ tôi tươi cười hớn hở, mặt bà rạng rỡ như thiên thần. Bà nói khi ngồi vào trong xe: “Mẹ bảo các bà bạn của mẹ, là mẹ sẽ đi chơi với con trai của mẹ, và họ đều thán phục. Họ háo hức muốn được nghe mẹ kể lại về cuộc gặp gỡ của hai mẹ con chúng mình.”
Hai mẹ con tôi đền một nhà hàng, mặc dầu không lịch sự lắm, nhưng rất sạch sẽ và ấm cúng. Mẹ tôi nắm lấy cánh tay tôi và bước vào tiệm y như bà là phu nhân một tổng thống.
Sau khi ngồi vào bàn, tôi phải đọc thực đơn, vì mẹ tôi chỉ đọc được các giòng chữ lớn. Sau khi tôi đọc được một nửa danh sách các món ăn chính, tôi ngẩng lên và thấy mẹ tôi đang nhìn tôi chăm chú. Một nụ cười nuối tiếc nở trên môi.
Bà nói: “Khi con còn bé, mẹ thường phải đọc cho con nghe thực đơn.”
Tôi trả lời: “Vậy thì đã đến lúc mẹ phải thoải mái, và cho con có cơ hội để đáp trả.”
Trong bữa ăn, chúng tôi nói chuyện vui vẻ, không có đề tài gì đặc biệt ngoài việc thông tin về những biến cố mới xẩy ra trong đời sống chúng tôi. Chúng tôi nói chuyện liên miên quên cả giờ đi xem ciné.
Khi chúng tôi trở lại căn nhà của mẹ tôi, bà nói: “Mẹ sẽ đi chơi với con lần nữa, nhưng lần tới cho mẹ được mời con.” Tôi đồng ý.
Vợ tôi hỏi khi tôi về đến nhà: "Làm sao? bữa hẹn của anh hôm nay ra sao?” Tôi đáp: “Hết sức tốt đẹp quá mức anh mong muốn.”
Vài ngay sau, mẹ tôi qua đời vì tại biến mạch máu não trầm trọng. Việc này xẩy ra quá đột ngột, tôi không có dịp để làm một cái gì cho bà.
Ít lâu sau, tôi nhận được một lá thư với một bản sao biên lai cuả nhà hàng nơi chúng tôi đã dùng bữa lần trước. Đính kèm là miếng giấy có mấy hàng chữ: “Mẹ đã trả tiền cho bữa ăn này. Mẹ không chắc mẹ có thể trở lại đó với con; tuy nhiên mẹ đã trả cho hai phần ăn - một cho con và phần kia cho vợ con. Con không thể biết được bữa ăn hôm ấy với con làm mẹ vui sướng và cảm động thế nào. Mẹ yêu con, con của mẹ.”
Vào lúc đó, tôi mới hiểu thấu tầm quan trọng của việc nói: “CON YÊU MẸ hay ANH YÊU EM” và dành cho những người thân yêu của tôi thời gian họ xứng đáng được sống với tôi.
Không có gì trong đời sống quan trọng hơn là gia đình. Xin hãy dành cho gia đình thời gian họ xứng đáng được hưởng, vì không thể nào trì hoãn và nói “để chờ dịp khác.”
- Có người nói, phải cần 6 tuần mới trở lại được bình thường sau khi sanh con... người đó không biết rằng, một khi đã làm mẹ, thì sự “bình thường” chỉ có được trong quá khứ mà thôi.
- Có người cho rằng khả năng làm mẹ là bẩm sinh... người đó chưa bao giờ dắt một đứa con ba tuổi đi mua sắm.
- Có người nói làm mẹ thật là buồn chán... người đó chưa bao giờ ngồi trong xe với một vị thành niên đang lái xe với một bằng lái của học viên.
- Có người nói, nếu bạn là một người mẹ “tốt”, con cái bạn sẽ thành “nguời tốt”..... người đó đã yên chí rằng đứa trẻ nào ra đời cũng có kèm theo những chỉ dẫn và giấy cam đoan không hư hại.
- Có người nói, một người mẹ “tốt” không bao giờ la hét..... người đó chưa bao giờ bước ra cửa sau, đúng lúc con mình ném một trái banh qua cửa kính nhà bếp của người láng giềng.
- Có người nói không cần phải học hỏi để làm mẹ... người đó chưa bao giờ kèm một đứa trẻ lớp Bốn học Toán.
- Có người nói không thể nào yêu thương đứa con thứ hai bằng đứa con đầu lòng... người đó có lẽ không có con.
- Có người nói có thể tìm được tất cả mọi câu hỏi về nuôi dưỡng con cái trong sách vở... người đó chưa bao giờ có đứa con nhét đậu xanh hay cái đinh ốc vào lỗ mũi hay lỗ tai của nó.
- Có người nói, điều khó khăn nhất cho người làm mẹ là khi đau đẻ và khi sanh con... người đó chưa bao giờ đứng xem con mình bước lên xe buýt đi học lớp Mẫu Giáo ngày đầu tiên, hay bước lên máy bay để đi học “Căn Bản Quân Sự”.
- Có người nói một người mẹ có thể nhắm mắt làm mọi việc với một bàn tay bị trói sau lưng.... người đó chưa bao giờ phải thu xếp cho bẩy em sói con bán bánh ngọt để gây quỹ.
- Có người nói, một người mẹ có thể hết lo âu sau khi con cái đã lập gia đình... người đó không biết rằng hôn nhân lại tăng thêm con số con dâu và con rể cho người mẹ phải lo âu.
- Có người cho rằng công việc của một người mẹ đã hoàn tất khi đứa con cuối cùng lìa xa gia đình.... người đó chưa bao giờ có cháu nội hay ngoại.
- Có người cho rằng mẹ mình biết mình yêu bà, do đó không cần phải nói ra.... người đó không phải là một người mẹ.
Xin chuyển bài này đến tất cả “những người mẹ” trong đời của bạn, và cho tất cả những ai đã có mẹ.
Đây không phải chỉ dành riêng cho việc làm mẹ, đây là việc biết tri ân tất cả mọi người trong cuộc đời của bạn khi bạn còn có họ kế bên... không cần biết người ấy là ai.
Gs Bùi Hữu Thư chuyển ngữ
Thứ Hai, 17 tháng 5, 2010
Bệnh UNG THƯ
Một bài báo nói về căn bệnh ung thư rất hay
SAU NHIỀU NĂM CÔNG BỐ VỚI MỌI NGƯỜI RẰNG HÓA HỌC TRỊ LIỆU LÀ CÁCH DUY NHẤT ĐỂ THỬ NGHIỆM VÀ LOẠI BỎ UNG THƯ, CUỐI CÙNG JOHN HOPKINS CŨNG ĐÃ CÔNG BỐ MỘT CÁCH KHÁC.
Cập nhật về căn bệnh ung thư từ Johns Hopkins :
1. Ai cũng có tế bào ung thư trong cơ thể. Những tế bào này không thể bị phát hiện trong những cuộc kiểm tra tiêu chuẩn, trừ khi chúng nhân ra thành vài tỷ tế bào. Khi bác sĩ thông báo với bệnh nhân ung thư rằng sau khi trị liệu, cơ thể họ không sản sinh thêm tế bào ung thư nào khác, điều này có nghĩa là cuộc kiểm tra không phát hiện ra các tế bào ung thư do chúng chưa phát triển tới mức độ có thể nhận biết.
2. Tế bào ung thư xuất hiện từ 6 tới 10 lần trong cuộc đời con người.
3. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể mạnh, hệ thống này tiêu diệt các tế bào ung thư đồng thời ngăn chặn chúng sinh sản và hình thành khối u.
4. Khi một người mắc bệnh ung thư có nghĩa là người đó suy dinh dưỡng đa cấp... Điều này có thể do các nhân tố về di truyền, môi trường, thức ăn và lối sống..
5. Để tránh suy dinh dưỡng đa cấp, thay đổi thói quen ăn uống và bổ sung thực phẩm sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
6. Hóa học trị liệu bao gồm việc làm nhiễm độc các tế bào ung thư phát triển nhanh, đồng thời cũng tiêu diệt các tế bào khỏe mạnh trong tủy xương và vùng dạ dày - ruột, và có thể gây tổn thương các cơ quan như gan, thận, tim, phổi...vv..
7. Các tia phóng xạ trong quá trình tiêu diệt tế bào ung thư có thể gây thương tổn tới các tế bào khỏe mạnh, các mô tế bào và các cơ quan trong cơ thể.
8.Trị liệu ban đầu bằng hóa học trị liệu và phóng xạ thường làm giảm kích cỡ khối u. Song sử dụng các biện pháp này lâu dài không tiêu diệt được khối u hoàn toàn.
9. Khi cơ thể nhiễm độc do hóa học trị liệu và tia phóng xạ, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ trở nên yếu ớt và bị tổn thương, do vậy cơ thể thường không chỗng đỡ nổi với bệnh tật và các biến chứng.
10. Hóa học trị liệu và phóng xạ có thể khiến các tế bào ung thư biến chứng và khó tiêu diệt hơn. Phẫu thuật có thể khiến các tế bào ung thư di căn tới vùng khác trên cơ thể..
11. Một cách hữu hiệu để đối phó với các tế bào ung thư là "bỏ đói" chúng, không cung cấp dưỡng chất khiến chúng có thể sản sinh.
TẾ BÀO UNG THƯ CẦN NHỮNG DƯỠNG CHẤT GÌ?
a. Đường (Sugar) là một trong những dưỡng chất cho tế bào ung thư. Cắt bỏ đường là cắt bỏ nguồn dưỡng chất quan trọng cho tế bào ung thư. Các sản phẩm thay thế đường như NutraSweet, Equal,Spoonful làm từ Aspartame và không gây hại. Sản phẩm thay thế từ thiên nhiên là mật ong Manuka và mật đường nhưng với một lượng rất nhỏ. Muối bột cũng có chất hóa học tẩy trắng màu muối. Lựa chọn tốt hơn là amino Bragg và muối biển.
b. Sữa khiến cơ thể tiết ra niêm dịch, đặc biệt là ở vùng dạ dày và ruột. Chất niêm dịch là dưỡng chất cho tế bào ung thư. Bằng cách cắt bỏ sữa trong khẩu phần và thay thế bằng sữa đậu nành (SoyMilk) không đường, tế bào ung thư sẽ bị "bỏ đói".
c. Tế bào ung thư sống sót trong môi trường axit. Khẩu phần ăn chứa nhiều thịt cung cấp nhiều axit. Sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn ăn cá và thịt gà thay cho thịt lợn và thịt bò. Thịt gia súc cũng chứa kháng sinh, hormon tăng trưởng và ký sinh không tốt cho cơ thể, nhất là với bệnh nhân ung thư.
d. Khẩu phần ăn có 80% rau xanh và nước ép, ngũ cốc, hạt và chút trái cây sẽ giúp cơ thể sản sinh nhiều kiềm. Khoảng 20% có thể là thực phẩm nấu chín, bao gồm cả đậu. Nước ép rau chứa các enzyme sống, dễ dàng hấp thu và ngấm vào các tế bào trong vòng 15 phút, giúp sản sinh các tế bào khỏe mạnh. Để tạo ra các enzyme sống nhằm sản sinh ra các tế bào khỏe mạnh, hãy thử uống nước ép rau (có giá đỗ) và ăn rau sống 2 tới 3 lần/ ngày. Các enzyme sẽ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 104 độ F (40 độ C).
e.. Tránh các chất caffeine như cà phê, trà và sô cô la. Trà xanh chứa chất chống ung thư và là một lựa chọn tốt. Hãy nên uống nước lọc hoặc nước tinh khiết như nước ALKALINE (Kangen Water).
Hãy vào http://www.
để tránh chất độc và kim loại nặng trong nước thường. Tránh uống nước Coca Cola, 7_UP vì nước này có nhiều chất axit.
12. Protein trong thịt khó tiêu hóa và cần tới nhiều enzyme tiêu hóa. Thịt không tiêu hóa nằm nguyên trong ruột, gây thối và tạo ra chất độc cho cơ thể.
13. Các tế bào ung thư được bao phủ bằng một lớp protein. Bằng cách hạn chế thịt trong khẩu phần ăn, các enzyme sẽ hoạt động dễ dàng hơn trong việc tấn công lớp protein bao phủ tế bào ung thư và giúp các tế bào hủy diệt tự nhiên của cơ thể tiêu diệt tế bào ung thư.
15. Ung thư là căn bệnh của thể xác và tinh thần. Một tinh thần lạc quan và sảng khoái sẽ giúp các bệnh nhân ung thư giành giật được sự sống. Giận dữ, căm thù và cay đắng khiến cơ thể bị căng thẳng và tạo ra axit. Hãy học cách sống vị tha và đầy yêu thương. Học cách thư giãn và hưởng thụ cuộc sống.
16.. Các tế bào ung thư sẽ không tồn tại được trong môi trường đầy ôxi. Tập thể dục đều đặn, hít thở sâu sẽ giúp các tế bào được nạp đầy đủ ôxi. Liệu ôxi cũng là cách tiêu diệt các tế bào ung thư.
Thứ Ba, 4 tháng 5, 2010
Dại khi cho Bạn mượn nợ
Một trong những cái dại nhất là cho bạn mượn nợ... Người ta đã lý giải : Chẳng những đã mất tiền mà còn mất luôn cả bạn.
Cuộc sống thật trớ trêu và chúng ta những người bạn gặp lại sau ba mươi mấy năm không muốn lắm cái lý giải ấy.
Thật là khó các bạn :
- Khó để dửng dưng trước cái thiếu thốn, cái nợ nần, cái nghèo đói của anh em. Vì chỉ có thế mới dễ quay lưng với bạn bè cơ nhở.
- Khó để cho luôn thay vì mượn. ( Người ta đã lý giải là cho luôn chứ không cho mượn, vì như thế còn giữ được tình )
- Khó để đánh giá những nguy cơ thất bại trong việc mượn tiền xoay sở. Vì những anh em nghèo thì cần giúp nhưng muốn họ có nhiều khả năng thì đào ở đâu ra ? Ít khả năng, không kinh nghiệm, vụng tính dẫn đến rủi ro là điều có thể.
Biết nói sao các bạn ? Những anh em VN bám theo nông nghiệp, chăn nuôi là rất khó khăn. Đó là điều kiện chung đang xảy ra. Anh em thất bại thì ae đâm ra mặc cảm, không nói im lặng, chấp nhận tiếp cho đời xô đẩy, lý giải hay xin mà làm gì khi đã không trọn cho một lời hứa... Lời hứa trả.
Vài chia sẻ với các bạn vẫn ở cái góc nhìn YÊU THƯƠNG.