Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2017

Một Thời Để Nhớ ... Cố Hồng

... Đã 60 năm...
Cha Joseph CLAUSE ( Cố Hồng )


( Hình tư liệu được tìm và lưu giữ của Anh Cẩm SB62 )


( Ảnh được phục chế lại năm 2008 )




​​
( Hình tư liệu được tìm và lưu giữ của Anh Cẩm SB62 )

Và hôm nay, khi về thăm lại " Người Thầy xưa, 
...Đã 60 năm... "


( Xin mượn dưới đây dòng viết của Anh Hoàng 57 )
Lúc thăm mộ Cố Hồng, tôi vẫn được vinh dự là người cầm đèn đứng hầu bên mộ của người cha thánh thiện của tôi. Tôi rất hãnh diện vì ngài là cha Linh Hướng cuối cùng của tôi. Lúc lên gặp ngài lần cuối, ngài đã buồn buồn hỏi tôi có biết Nhà Chúa đã tốn bao nhiêu tiền để đào tạo tôi thế nào không? Và ngài đã khuyên tôi nên cố sống thánh thiện dù đã xuất tu! 




Linhsb73

Xin Cho Người Ngủ Yên...



Gởi Luân và Anh Em 73,
      Nén nhang cuối cho Người, xin cho Người ngủ yên năm tháng...






Cuộc đời ta có...
Cuộc đời ta được...
Tất cả là do Người...
Người là Thiên Chúa, Người là Cha Mẹ, suốt một đời dưỡng nuôi và theo dõi.


Linhsb73

Thăm Anh Sáu Thuận

Các Bạn mến,
       Một chút xíu thăm Thuận.
Cái quán " Cầy Xưa " vẫn vậy. Đi chợ, sơ chế, đứng bếp...
Từng ấy việc xoay quanh đời chàng từ sáng đến tối, ngày này qua ngày khác...
Đôi lần riêng với mình chàng than thở : " Tao vẫn thấy cực quá Linh... "








Gởi Con Trai...

Ba đã dạy con nhiều... Nhưng có những điều đã không giảng suông sẻ, mượn bài đọc chuyển cho con những nghĩ suy :
Thực trạng xã hội... tạo nên tranh giành => tranh giành bôi đen lý trí...
Dành vài phút giây lắng động, cốp nhặt cho mình " Cái chất căn bản của cuộc sống "

   
Chỉ có trau dồi đạo đức, con người mới có thể giữ được tấm lòng chân thành, trái tim lương thiện và thái độ bao dung với người khác
Người xưa nói: “Không gì đáng buồn hơn trái tim nguội lạnh”. Một người lạnh nhạt vô tình đối với thế giới bên ngoài là người ích kỷ, không quan tâm đến người khác, không biết hy sinh vì người khác. Nếu như cả một thế hệ, hoặc cả một dân tộc trở nên lạnh lùng, thờ ơ thì dân tộc ấy tương lai sẽ như thế nào đây?
Những người làm giáo dục có rất nhiều kiến thức cần truyền đạt cho học sinh. Nhưng trau dồi phẩm chất đạo đức và giá trị nhân văn tốt đẹp cho học sinh là điều tối quan trọng, đặc biệt là việc đánh thức thiện niệm cơ bản, sự tôn trọng các sinh mệnh trong tâm hồn học sinh.
Một vị giáo viên người Mỹ đang sinh sống và làm việc tại Trung Quốc đã kể câu chuyện như sau:
Buổi sáng sớm sau cơn bão, trong lúc đi dạo bên bờ biển, người đàn ông nhìn thấy ở vũng nước cạn trên bờ cát có rất nhiều cá nhỏ bị cơn bão đêm qua thổi trôi dạt vào bờ. Những vũng nước trên bãi biển này sẽ nhanh chóng bị cát hút khô hoặc bị ánh mặt trời làm cạn kiệt. Khi ấy thì mấy trăm ngàn con cá nhỏ này sẽ bị chết khô. Người đàn ông này đột nhiên phát hiện trên bờ biển ấy có một bé trai không ngừng nhặt những con cá nhỏ trong vũng nước cạn thả về biển lớn.
Thấy tò mò, anh bước tới hỏi: “Cậu bé, trong vũng nước cạn này có mấy trăm ngàn con cá nhỏ, cháu không cứu hết được đâu.”
  • “Cháu biết chứ.”, cậu bé trả lời mà không ngoảnh đầu lại nhìn.
  • “Ồ? Vậy tại sao cháu vẫn còn thả cá đi? Có ai quan tâm đâu?”
  • “Con cá nhỏ này quan tâm!”, cậu bé vừa trả lời vừa nhặt con cá nhỏ thả về biển lớn.
Câu chuyện này mang ý nghĩa rất hay, lại còn tương ứng với một câu nói của nhà thơ Tagore: “Mục đích của giáo dục là phải truyền tải hơi thở của cuộc sống cho con người.
Vì vậy, giáo dục nên bắt đầu từ việc tôn trọng sinh mệnh, làm con người hướng thiện, mở rộng tấm lòng, giúp con người tự đánh thức “thiện căn” tốt đẹp sẵn có bên trong.
Làm vậy cũng chính là để học sinh có được suy nghĩ “con cá này quan tâm”. Có nghĩa là việc làm của cậu bé không nhất thiết để người khác nhìn nhận, đánh giá ra sao, chỉ cần cậu làm một việc có ích, xuất phát từ tấm lòng lương thiện của mình để cứu những sinh mệnh đang cần giúp đỡ.
Một người may mắn sống sót tại trại tập trung của Đức Quốc Xã được bầu lên làm hiệu trưởng của một ngôi trường trung học ở Mỹ.
Mỗi lần có một vị giáo viên mới đến trường, ông luôn đưa cho vị giáo viên đó một bức thư. Trong thư viết rằng:
Gửi cô/ thầy,
Tôi đã tận mắt nhìn thấy những cảnh tượng mà con người không nên nhìn thấy: Phòng hơi ngạt được kỹ sư có chuyên môn tạo ra; trẻ em bị bác sĩ có học thức uyên bác đầu độc; trẻ sơ sinh bị y tá được huấn luyện chuyên môn sát hại.
Chứng kiến tất cả những điều này, tôi suy nghĩ rằng: “Giáo dục rốt cuộc là vì cái gì?”
Lời thỉnh cầu của tôi là: “Xin hãy giúp đỡ học sinh lớn lên trở thành người có nhân tính thực sự. Chỉ có trong tình huống đó thì khả năng đọc-viết-tính toán mới có giá trị.”
Rõ ràng là con người có mặt tốt và mặt xấu, mặt độc ác và mặt lương thiện. Tuy vậy bản chất của con người là lương thiện, bởi vậy người xưa luôn nói câu “Nhân chi sơ, tính bản thiện”.
Tuy vậy trong quá trình trưởng thành, người ta phải đối mặt với những cám dỗ về danh-lợi-tình, phần thuần chân, thuần thiện, trong sáng trong bản tính dần bị “mài mòn”. Thay vào đó là sự khôn khéo, lõi đời, tính toán, đố kỵ… Vì vậy, mục đích của người làm giáo dục là rèn luyện con người, khắc phục ác-xấu để chuyển hóa về mặt lương thiện, tốt đẹp.
Cốt lõi của giáo dục là cần thay đổi tâm hồn, thay đổi bản chất của con người chứ không phải chỉ đơn giản là việc truyền đạt khối lượng kiến thức khổng lồ và nắm bắt tri thức.
Chỉ có như vậy con người mới có thể duy trì tiêu chuẩn đạo đức cao thượng để đối đãi với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống, chứ không bị cuốn theo dòng chảy của cảm xúc hoặc ngoại cảnh.
Chỉ có như vậy con người mới có thể dùng tấm lòng chân thành để lắng nghe cảm xúc của người khác, dùng trái tim thiện lương để tha thứ cho lỗi lầm của người khác, dùng thái độ bao dung để chấp nhận sự khiếm khuyết của người khác.
Thực tế cũng từng có những bài học quá đau thương về việc không coi trọng bồi dưỡng đạo đức mà chỉ chú trọng thành tích và kiến thức.
Một học trò xuất sắc của một vị Tiến sĩ vì bị loại trong giải thưởng luận văn không ngờ đã nổ súng bắn chết 4 nhà vật lý học không gian, rồi tiếp tục sát hại bạn học được giành giải của mình. Đó là do sự thất vọng về bản thân, sự đố kỵ với người khác đã tạo nên những hành động thiếu lý trí như vậy. Một người có nhiều trí thức nhưng tâm hồn lại không thánh thiện, mang nhiều tâm không tốt thì sẽ tạo họa khôn lường.
Một thiếu niên vì cãi nhau với bạn gái đã chán nản nên lái xe hơi đâm thẳng vào đám người đi bộ trên đường, dẫn đến 2 người chết và 13 người bị thương. Đây cũng là một ví dụ đáng sợ khi con người không có nhân tâm lương thiện.
Ngày nay, giáo dục trong nhà trường chúng ta nhiều khi vẫn bỏ sót vấn đề nhân cách, đạo đức và sự trưởng thành trong tình cảm cơ bản của học sinh. Điều đó dẫn đến sự lạnh lùng và vô cảm đáng sợ của một số học sinh khi đối xử với người khác.
Một nhà giáo dục Nhật Bản từng nói rằng chúng ta phải đào tạo học sinh để chúng “đối mặt với một đám hoa cục dại mà cảm xúc dâng trào phấn khích”. Loại cảm xúc này cũng giống như cảm xúc mà cậu bé quan tâm đến sinh mệnh của mỗi một con cá nhỏ trên bãi cát có được.
Trân trọng con người, kính nể vũ trụ, trời đất là điều mà con người nên làm. Con người không nên vô cớ sát hại những sinh mệnh khác, cho dù nó vô cùng thấp kém. Một người không có chút lòng thương xót đối với động thực vật bậc thấp vốn không có khả năng phản kháng thì có thể mong đợi người đó tôn trọng sinh mệnh khác sao? Ngược lại, khi một người chứa đầy tình yêu thương đối với cỏ cây, hoa lá thì đối với sinh mệnh con người, anh ta có thể không tôn trọng sao?
Người xưa nói: “Không gì đáng buồn hơn trái tim nguội lạnh”. Một người lạnh nhạt vô tình đối với thế giới bên ngoài là người ích kỷ, không quan tâm đến người khác, không biết hy sinh vì người khác. Nếu như cả một thế hệ, hoặc cả một dân tộc trở nên lạnh lùng, thờ ơ thì dân tộc ấy tương lai sẽ như thế nào đây?
Những người làm giáo dục có rất nhiều kiến thức cần truyền đạt cho học sinh. Nhưng bồi dưỡng phẩm chất tư tưởng và giá trị nhân văn tốt đẹp cho học sinh là điều tối quan trọng, đặc biệt là việc đánh thức thiện niệm cơ bản, sự tôn trọng các sinh mệnh trong tâm hồn học sinh. /Châu Yến Lâm

Hoài Niệm Về Sao Biển

Chuyển cho các bạn không đọc được trên group chung.
Mình có nghe tiếng súng ngày ấy.

Tội thằng bé…
Nhớ thương mãi quê nhà...
(Tặng các đàn anh và bạn bè TCV. Sao Biển nhân dịp 1958-2018)
From Facebook Huy Nguyen.

Tội ở đây, là lần đầu tiên thằng bé xưng tội. Giáo xứ Phước Hải lúc đó thành lập mới được chừng 10 năm, cha Võ viết Hiền mở cái trường tiểu học để con em giáo dân di cư có chỗ đến trường. Thằng bé lớp ba, ngơ ngơ ngáo ngáo vô học; buổi chiều Cha cho đứa nào muốn xưng tội là được nghỉ 1 tiếng vào nhà thờ. Bạn cùng xóm thằng bé trên 1 lớp rủ đi, thằng bé chưa chịu phép xưng tội lần đầu nhưng thấy nghỉ là khoái, đi theo thằng lớn hỏi:
-Xưng làm sao mầy?
-Oh mày cứ nói: Thưa Cha con là kẻ có tội xin cha giải tội cho con là được.
Vậy là thằng nhỏ lấy hết can đảm thay cho giờ học chán phèo vào tòa giải tội. Chờ thằng lớn xưng xong thằng bé vô cũng quì như ai, nghe tiếng Cha thì thầm đọc kinh gì đó bên kia tấm gỗ nó chả biết, nhưng nó cứ cái câu thằng lớn chỉ mà xưng như con vẹt…
Đợi hoài không thấy thằng nhỏ nói gì thêm, Cha Hiền hỏi: -Có tội gì xưng ra con…
Lúc đó thằng nhỏ mới hoảng, lắp bắp: -Thưa Cha con quên mất tiêu!!!
Chỉ kịp nghe “đét” một tiếng thằng bé mới biết là Cha đã với cái roi, vòng ra đằng trước, quất vào mông thẳng nhỏ… chính xác vô cùng. Nó vùng té chạy. Mấy thằng lớn trong nhà thờ ngơ ngác, chẳc chúng nghĩ rằng, thằng nhỏ này phạm tội gì kinh khủng lắm mới bị ăn đòn như thế.
Học ở đó chẳng bao lâu, thằng bé được đưa vào làm con mấy Sơ Mến thánh giá Trinh Vương bên Thanh Hải. Kỷ niệm hai năm ở đây với các Sơ thật nhiều (Xin đọc lại đoản hồi ký viết về người bạn Cao kim Tân). Tuy nhiên ấn tượng buổi xưng tội đầu tiên, cũng như hình ảnh cha Hiền mặc áo lễ, chậm rãi dẫn đầu đoàn xe tang bất kể nắng mưa để đưa tiễn người mất từ nhà thờ ra nghĩa địa, ngang qua con đường Phù Đổng của thằng bé, là một hình ảnh không bao giờ phai nhạt trong ký ức. Nó như một cuốn phim đen trắng của những tháng ngày rất xa mà chắc chắn, những giáo xứ trong thành phố không còn thấy được nữa. Cha làm quản xứ đúng 20 năm. Sau 75 Cha bị bắt đưa vào nhà tù và đã về với Chúa trong hoàn cảnh vô cùng bi đát.
Thằng bé lúc mới lớn, đã thấy chung quanh nó là một rừng truyện. Chả là mẹ thằng bé cho thuê truyện, nên lúc biết đọc, nó đã ngốn đủ loại… từ Phổ Thông của Nguyễn Vĩ… Tuần san thứ bảy, đến những tác phẩm của Tự lực văn đoàn hay truyện trinh thám của Thế Lữ, Phạm cao Củng v.v… Nhờ sự ảnh hưởng văn chương đó qua mấy bài luận văn cóp nhặt mà mấy Sơ tin rằng, thằng bé này đi tu được. Các Sơ đã làm thủ tục cho thằng bé thi vào Sao Biển với chữ ký chứng nhận của Cha Hiền. May quá… nếu cứ học ở cái trường Mẫu Tâm của Cha thì với lý lịch “Quên tội xưng” chắc thằng bé không có dịp bước vào một khung trời đầy màu sắc.

“Nhớ thương mãi quê nhà”
-Có chừng hơn 40 năm, nhưng hình ảnh quay về tuổi ấu thơ ở một vùng biển nên thơ đầy ắp hàng dương, vẫn ẩn hiện trong những giấc ngủ chập chờn với cơn mơ dẫn về con đường nhà xa tắp.
Thằng bé bước vào chủng viện với bộ đồ xanh nhạt, mà sau này hắn biết là màu thiên thanh tượng trưng cho Đức Mẹ. Những ngày đầu bỡ ngỡ cũng qua đi, mấy lớp chú lớn 64, 65 thì có vẻ hơi nghiêm khắc nhưng đàn anh 69-70 thì gần nhất nên chỉ dẫn tận tình đủ thứ “ăn chơi” cho mấy thằng đàn em miệng còn hôi sữa. 69-70 ghép lại hai lớp của chương trình Pháp và chương trình Việt nên số lượng đông hơn các lớp khác, làm Cha cũng nhiều hơn và nhân tài cũng nhiều như “lá rụng mùa thu”! Sau này, lưu lạc sang xứ người, mới biết ông nhạc sĩ công giáo nổi danh Đỗ vi Hạ với nhạc phẩm làm chết mê chết mệt các cô trong ca đoàn: “Bờ đá xanh tạ tội” là đàn anh Đỗ văn Hiệp lớp 65. Hồi đó, anh Hiệp rất đẹp trai, giọng ca hay và là cầu thủ không thể nào thiếu trong đội hình Sao Biển. Có lần thằng em đang đi lớ ngớ bên ngoài sân banh vô tình bị ăn cú banh như trời giáng của anh đi lạc, muốn nằm luôn. Ngoài Đỗ vi Hạ, còn có nhạc sĩ Vi Nam, hiện đang ở Ban Mê Thuột, nhạc sĩ cùng giáo xứ Trần Ngọc Khánh đang tắm tuyết bên trời Âu Thụy Sĩ và cũng không thể nào quên được nhạc sĩ của lớp 70 được cha Láng cưng nhất là Lê đăng Ngôn, chắc còn ở Nha Trang. Về văn chương thì có anh T.C.K nhà báo khá nổi tiếng xuất thân từ lớp 67… Từ nhỏ thằng bé đã mê báo tường của anh ấy thực hiện cho lớp. Lớp sau này thì cũng chàng nổi danh về mỹ thuật như Đoàn xuân Hùng, 72, cũng cùng xứ Phước Hải. v.v… Tiếc là lớp 71 không xuất hiện nhân tài nào để so sánh với đàn anh cũng như đàn em được; may là có một tên nổi tiếng nhờ làm MC ở Florida là Cao kim Tân; một linh mục có đôi mắt đẹp (theo trí nhớ của thằng bé) đang ở Canada là Mai thúc Biện và một “thiên tài” chỉ bọc lộ sau khi qua Mỹ là Sáu Phẩm. Nghe nói Phẩm đã từng là kỹ sư cho Nasa, nhưng sau này học thần học để bước tiếp con đường xưa em đi… trở thành thầy sáu vĩnh viễn.
(Đó là những nhân vật “Ta ru”, chứ còn nhắc đến thành phần tăng lữ thì Sao Biển vô cùng phong phú hãnh diện với đức tổng Giuse Nguyễn Chí Linh, lớp 62 cùng hằng trăm LM khác đang hoạt động trong giáo phận cũng như hải ngoại. Cái phần này để cho bác nào phụ trách về lịch sử TCV SB viết dùm).
Thằng bé lớp 71 cũng thuộc loại nổi danh từ hồi còn trong chủng viện… nhưng chắc không còn ai nhớ. Xin nhắc lại câu “chuyện bây giờ mới kể” vậy.
Một buổi trưa hè, không nhớ là 72 hay 73… sau khi đã lên làm đàn anh được một hai lớp, thằng bé mới bắt đầu trổ tài nghịch dại. Chắc các bác SB còn nhớ cây ổi trong vườn các Sơ mà từ chỗ rửa chén có thể bước ra. Thỉnh thoảng tới phiên rửa chén, thằng bé được cô chị nuôi (hình như tên Thuận hay con bác Thuận lo nhà bếp của chủng viện, chị có mái tóc dài đen nhánh, đôi mắt to, nụ cười duyên… làn da bánh mật… lúc đó chừng 16 tuổi hay lên phụ ba dọn dẹp cơm nước cho các chú và thế nào cũng làm cho một vài chú mang theo bóng hình vào trong giấc mộng cô đơn…) Chị hay dấm dúi cho vài trái ổi. Thế là khi thằng Huy (Quang Huy chứ không phải là bé Thế Hy) cùng lớp rủ thằng bé đi kiếm vài trái, cho thỏa mãn cái quậy là chính, ăn cho vui là phụ thì nó đồng ý ngay. Hai đứa lên kế hoạch, sau khi các chú ăn xong, rửa chén lên phòng nghỉ, thì sẽ giả bộ đi vệ sinh và lẻn vào vườn ổi các Sơ mà hái…
Không may, trong khi hai đứa đang say sưa cho ổi vào túi quần thì một sơ già phát hiện và la lớn: -Ăn trộm, ăn trộm…
Hai chàng chạy té khói, không biết thằng bạn chạy về hướng nào.. thằng bé lật đật bay về phòng, trước khi lên cầu thang, hắn lấy hết ổi ra và trời ơi… quăng ngay trước thềm của phòng cha giám đốc (Cha Nguyễn tôn Sùng), rồi lên phòng ngủ làm như mới đi toilet về. Lúc đó, cả chủng viện báo động đi tìm ăn trộm, cha quản lý Ngọc vác liền cây súng Garant, lên nòng. Đoán hướng là ăn trộm có trốn chỉ sẽ trốn trong khu nhà vệ sinh, Cha Ngọc và các chú lớn chạy ào về phía đó, chắc ngài cũng muốn thử nên hình như đã bắn một cú chỉ thiên . Thằng Huy thấy động nên hắn giả bộ tỉnh bơ, mở cửa, kéo cái quần lên làm như mới xong… mặc cho mọi người hò hét kiếm thằng ăn trộm.
Chuyện về sau vỡ lỡ, cha giám luật lúc đó là cha Tạc gọi hai đứa lên để truy xét… thằng bé đỗ lỗi cho thằng Huy đã rủ… nó chỉ ăn theo. Năm đó thằng Huy xách va li về quê, thằng bé chỉ chịu hình phạt về giúp lễ cho cha Hiền 1 tuần…
Nhưng Trần quang Huy ơi, mỗi lần nhớ tới tao lại hối hận… hối hận vì đã không được can đảm như mày là nhận phần lỗi về mình… Mày cũng bặt vô âm tín từ đó… Sau một cuộc bể dâu nhiều anh em tìm lại được nhau, tao vẫn trông mong có dịp liên lạc được với mày để gởi một lời xin lỗi muộn màng.
Tháng 3 năm 75, Ban mê Thuột thất thủ, một số chú quê ở Ban Mê bồn chồn vì không biết phải về đâu. Chỉ còn 2 tháng nữa là hết niên khóa nhưng các cha quyết định cho các chú về sớm vì tình hình càng ngày càng bi đát, Nha Trang đang hỗn loạn. Cây đàn Electone đầu tiên của Nha Trang được TCV Sao Biển mua về nhưng chưa có dịp trình diễn được mang ra để các chú thưởng thức lần cuối cùng trong thánh lễ. Đàn anh Lê đăng Ngôn được diễm phúc chơi cây đàn này và bản nhạc được chọn là “Hành trang tuổi trẻ” chắc để cây đàn phát huy được hệ thống có trống và dàn orchestra đệm theo, vốn rất xa lạ và mê hoặc với chúng tôi thời bấy giờ.
“Lạy Chúa chúng con về từ bốn phương trời”… Tội thay, đó là lần cuối cùng chúng con gặp nhau.
Sang năm, TCV Sao Biển kỷ niệm 60 năm thành lập, có lẽ nhiều anh em sẽ về gặp lại lần đầu tiên sau cái ngày chia tay lịch sử đó… Và cũng không ít anh em đã ngã xuống trên mảnh đất thân yêu của mình hoặc đã bỏ xác bên dòng đại dương.

Trích Bài Viết từ Thế Hy 71