Thứ Ba, 16 tháng 2, 2010

CHO và NHẬN

Người cho phải cám ơn

Vào thời Kamakura, khi Seisetsu là đại sư của đền Engaku, ông cần một nơi rộng hơn vì nơi ông dạy đã quá chật, đông người. Umezu, một thương gia ở thành phố Edo, quyết định cúng 500 đồng tiền vàng ryo để xây một trường học rộng rãi hơn. Umezu mang số tiền này đến cho Seisetsu.

Seisetsu nói: “ Được rồi, tôi sẽ nhận.”

Umezu biếu túi vàng cho Seisetsu nhưng Umezu không hài lòng thái độ của Seisetsu. Với 3 ryo, người ta có thể sống trọn một năm, và ông thương gia không được Seisetsu cám ơn việc tặng 500 đồng tiền vàng này.

Umezu ám chỉ: “Trong túi đó là 500 ryo.”

Seisetsu đáp: “Ông đã nói với tôi rồi.”

Umezu nói: “Mặc dù tôi là một thương gia giàu có, nhưng 500 ryo là một món tiền lớn.”Seisetsu hỏi : “ Ông muốn tôi cám ơn ông?”

Umezu đáp: “Vâng, đúng như thế.”

Seisetsu hỏi : “ Sao lại tôi? Người cho phải cám ơn chứ.”


Thọ ơn không biết nói cám ơn là kẻ vô ơn. Biết rõ người khác cần cái mình có khả năng ban cho mà không cho là kẻ tự cao ích kỷ. Chưa học biết cách đối nhân xử thế đó thì làm sao có thể được gọi là đại sư?
Thi ơn còn mong chờ một lời cám ơn là vẫn còn tham sân si, tự cao tự đại.
" Sau khi Umezu nghe đại sư Seisetsu nói như thế thì ông ta lấy gậy phạng cho vị đại sư ấy một cái ngay trên đầu. Và Seisetsu hốt nhiên đại ngộ ". Tác giả còn chú thích thêm rằng "kể từ đó phái Tào Động bắt đầu dùng gậy để đánh thiền giả như một phương thức đốn ngộ".

Ở trên là những TƯ TƯỞNG.
Còn bạn ? Bạn Nghĩ gì ?
Với mình, mình nghĩ CHO và NHẬN đều phải CẢM... Không cảm mọi việc dễ là tiểu xảo.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét