Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Chuyện Hai Người Quét Rác


Vào sáng Chủ  Nhật, có thể là do ngày nghỉ rảnh rỗi, một người đàn ông trung niên lúi húi quét dọn trước cửa nhà. Ông cầm chiếc chổi và đồ hốt rác quét sạch vỉa hè rồi quét dọc theo lề đường, cẩn thận gom tất cả đám cát, bao ny-lông, mẩu thuốc lá, ly giấy, lá khô và đủ thứ rác rưởi của xã hội văn minh vào thùng, đậy nắm cận thận, đặt ngay ngắn xuống lòng đường, để ngày mai xe rác của thành phố lấy đi. Hình như ông là người duy nhất ở khu phố này cầm chổi quét lòng đường và vỉa hè. Thói thường đều cho rằng chuyện đường phố sạch dơ để thành phố lo. Hơi đâu “bao đồng” chuyện nhà nước? Thế nhưng cứ mỗi lần qua khu Japan Town, ông lại cảm phục người Nhật về tinh thần tự trọng và yêu mến thành phố của họ. Lúc nào ông cũng thấy những ông, bà Nhật lúi húi quét dọn vỉa hè và lòng đường. Chính vì thế mà cả khu Japan Town lúc nào cũng sạch trơn. Chỉ cần bước qua ranh giới của Japan Town là một hình ảnh thật tương phản. Sự sạch sẽ, khang trang chỉ cách nhau một sợi chỉ. Có lần ông dừng xe lại hỏi thăm thì được các ông bà Nhật nói:
Chúng tôi quan niệm rằng đường phố thuộc về người dân, không hoàn toàn thuộc về chính phủ. Do đó giữ gìn đường phố sạch sẽ cũng là trách nhiệm của người dân. Đồng ý là chúng tôi có đóng thuế để thành phố lo chuyện vệ sinh nhưng giờ đây thành phố có quá nhiều việc phải lo hoặc lo không xuể. Chúng tôi không ngồi đó than trời trách đất. Nếu muốn sở rác phục vụ tốt hơn thì chúng tôi lại phải đóng thêm thuế. Thôi thì chúng tôi chia xẻ trách nhiệm với nhà nước mà cũng là để giữ gìn đường phố của chính mình. Chẳng mất mát gì cả. Tới một thành phố khang trang sạch sẽ người ta cảm phục cả đất nước lẫn con người ở đó. Chúng tôi yêu khu phố của chúng tôi và cũng muốn khách vãng lai yêu mến nó.”
Chinh vì cảm phục người Nhật mà tuần nào ông cũng làm công việc này mà chẳng than phiền chi cả. Khi nhận thấy vỉa hè và lòng đường đã khá sạch, ông toan thu dọn để bước vào nhà thì một thanh niên từ xa bước tới, miệng phì phèo điếu thuốc. Chỉ cần nhìn cách ăn mặc và đi đứng người ta có thể nhận ra đây là một chàng thanh niên ngang tàng. Khi tới chỗ ông đang đứng, người thanh niên rít hơi cuối cùng rồi coi như không có ai, thản nhiên quăng mẩu thuốc lá xuống đường. Nhìn mẩu thuốc là nằm tênh hênh trên mặt vỉa hè sạch trơn, dường như nó có vẻ “phá hoại” và trêu ngươi, cho nên người đàn ông tức giận, lớn tiếng gọi người thanh niên:
-Này, yêu cầu quay lại nhặt tàn thuốc lá lên nghe!
 Người thanh niên đã đi cách xa ông khoảng năm, sáu bước, nghe gọi thế quay đầu lại nhìn với vẻ hết sức ngạc nhiên. Anh ta ngạc nhiên vì có thể cả trăm lần quăng mẩu thuốc lá như thế này mà chẳng ai phản ứng gì, nay có một “gã điên” làm chuyện không giống ai. Anh ta quay lại, sẵng giọng hỏi:
-Ông nói gì?
-Yêu cầu cậu nhặt mẩu thuốc lá lên!
  Mặt chàng thanh niên đỏ gay:
-Bộ đường phố này của ông hả?
  Người đàn ông trả lời ngay:
-Không phải của tôi nhưng tôi tôi quét dọn sạch sẽ. Người tự trọng không bao giờ xả rác bừa bãi. Cậu hiểu điều đó không? Tôi yêu cầu cậu nhặt lên!
 Tự ái bị tổn thương, người thanh niên không cần phân biệt đúng-sai, nói như gây sự:
-Không nhặt thì sao?
 Sự lớn tiếng qua lại giữa hai bên làm người trong nhà chạy ra, người qua lại trên hè phố tò mò đứng lại. Cuối cùng tất cả đều thấy đây không phải chuyện đại sự cho nên xúm vào can gián. Cuối cùng người thanh niên hậm hực bỏ đi còn người đàn ông đứng phân bua một hồi rồi bực bội bước vào nhà.
***
 Ba ngày sau, tại một khu phố khác cách đó khoảng năm, sáu con đường người ta thấy một vị sư đang quét rác tại cổng một ngôi chùa. Hôm nay là Thứ Hai chùa vắng, Phật tử đi làm hết, sau hai ngày cuối tuần bận rộn với sinh hoạt và lễ lạc, rác đã thấy lai rai trên sân. Ngoài ra, còn lá trên cây rụng xuống cho nên thầy trụ trì ra công quét dọn, vừa vận động vừa làm sạch trong ngoài. Đối với người xuất gia, quét rác cũng là “công phu”. Sau khi cổng chùa đã sạch sẽ, sư toan đẩy thùng rác trở vào thì một chàng thanh niên tà tà bước tới. Đây chính là anh chàng đã gây sự với người đàn ông quét rác ba ngày trước. Khi đi tới cổng chùa, có thể do vô tình, do quán tính, cố tật, hoặc đãng trí, sau khi mở bao thuốc lá, chàng ta rút ra một điếu, châm lửa. Thấy bao thuốc đã hết, chàng ta quăng cả chiếc bao trống không dưới chân bức tường cạnh cổng chùa rồi thản nhiên bước đi. Thế nhưng khi bước đi khoảng năm, sáu thước, có thể do nhớ lại cuộc “đụng độ” với người đàn ông trước đây, chàng ta quay đầu lại xem sự thể như thế nào. Trái với phỏng đoán của mình, vị sư bình thản bước tới chân bức tường, cúi xuống nhặt bao thuốc lá lên, quay lại thùng rác, mở một bao rác nhỏ, bỏ bao thuốc lá trống vào bên trong, cột trở lại, bỏ vào thùng rác rồi lặng lẽ đẩy thùng rác vào bên trong sân chùa, không hề quay nhìn chàng thanh niên …đang ngạc nhiên đứng đó.
***
  Ngày hôm sau, chàng thanh niên tới thăm vị sư. Sau khi giới thiệu mình chính là người xả rác trước cổng chùa. Chàng ta kể lại chuyện “đụng độ” với người đàn ông rồi hỏi:
-Thưa thầy, tại sao cùng một chuyện mà thầy lại có lối cư xử nhẹ nhàng hơn người đàn ông kia?
Sư hiền từ đáp:
-Người đàn ông đó là một công dân tốt. Một công dân tốt do làm tròn bổn phận của mình cho nên thường thẳng thắn nói lên cái sai của người khác để cùng nhau sửa chữa trong tinh thần ôn hòa. Tuy nhiên cách hành xử giữa một người thường và một người xuất gia có khác nhau. Người xuất gia không nói về cái lỗi của kẻ khác mà kham nhẫn để kẻ phạm lỗi giác ngộ mà tu sửa. Hai lối hành xử đó không cái nào hơn cái nào, “vạn pháp đều bình đẳng”, chỉ tùy duyên ứng xử mà thôi. Một căn nhà, một ngôi chùa, một khu phố hoặc nơi làm việc cần phải sạch sẽ. Sự sạch sẽ làm trang nghiêm cuộc sống và thế giới. Ngay đầu óc chúng ta cũng cần sạch sẽ. Muốn sạch sẽ thì phải quét rác. Một chiếc máy điện tử muốn tốt cũng phải “đổ rác”. Đầu óc con người muốn thanh tịnh, sạch sẽ cũng phải “đổ rác”- đổ bớt rác rưởi của tâm hồn. Những ý nghĩ bất tịnh, tương tranh, thù hận, đố kỵ, tị hiềm, những tư tưởng loại trừ, kỳ thị, ghét bỏ đều là rác rưởi của tâm hồn. “Quét rác” và “đổ rác” là việc làm thường xuyên của người nào muốn tâm hồn thanh tịnh. Từ thanh tịnh mà có thanh thản. Vì thanh thản cho nên không động tâm. Vì tâm không động cho nên ít gây đổ vỡ.
            ***
  Ba ngày sau, chàng thanh niên tìm tới nhà người đàn ông, nói lời xin lỗi. Chàng học được một bài học nơi sư, “ Thay vì xả rác xuống đường hoặc nơi công cộng thì nên xả bớt rác trong tâm hồn mình.”
Lời người kể chuyện:
   Ngoài đức tính kham nhẫn, có thể sư đã đạt tới mức “vô phân biệt”. Sư cứ thấy rác thì quét mà không hề phân biệt rác từ cây đổ xuống, Phật tử xả ra, nam hay nữ, lạ hay quen cho nên rác của chàng thanh niên cũng thế thôi. Chính vì “vô phân biệt” cho nên sư không động tâm. Không động tâm cho nên sư đã quét rác trong trạng thái “vô tâm”. Mà vô tâm thì an lành./.

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Có những thứ cần phải quên đi

Trong cuộc sống của mình, bạn đã học được nhiều thứ, đó là học sự yêu thương, học cách nhớ nhung một ai đó và bây giờ bạn sẽ học cách quên. Vì trong cuộc sống có những chuyện nên gìn giữ, nên cất giấu nhưng cũng có những thứ cần phải quên đi.
Vậy thì những gì bạn cần phải quên đi ?
Quên đi những đau khổ: 
  Cuộc đời không ai lúc nào cũng vui vẻ và lúc nào những điều tốt đẹp nhất cũng đến với mình. Khi bạn chia tay với người yêu bạn sẽ giam cầm mình trong đau khổ, trong những lần khóc sướt mướt. Bạn thu mình lại và có những lúc bạn tưởng chừng như trái tim mình vỡ tung ra. Bạn mềm yếu, cảm giác như chỉ có người đó mới đưa bạn ra khỏi cái nỗi đau đó mà thôi. Khi ấy bạn cần phải học cách quên đi người đó, học cách quên đi một người sẽ làm cho trái tim bạn lành lại theo thời gian. Mọi đau khổ sẽ tan biến. Mặc dù với một số bạn sẽ rất khó nhưng chưa thử làm sao chúng ta biết có làm được hay không.

Quên đi những hận thù: 
  Ai đó đã lấy đi của bạn một thứ gì quý giá, ai đó đã lỡ xúc phạm bạn, ai đó vô tình đã làm bạn đau. Bạn cảm thấy tức giận, bạn cảm thấy lòng hận thù trong mình dâng cao. Nhưng người ta nói tức giận là lấy sai lầm của người khác trừng phạt chính mình. Cứ mãi nhớ đến những hận thù đó thì người bị tổn thương nhiều nhất chính là bạn. Suốt ngày bạn sẽ dằn vặt bản thân, bạn sẽ tìm mọi cách để trả thù lại người ta nhưng càng suy nghĩ càng khiến cho bạn cảm thấy nặng nề. Tâm hồn bạn sẽ chẳng khi nào được thanh thản. Vậy tại sao bạn không thử học cách quên đi mọi hận thù và dám tha thứ cho những gì người khác đã làm khiến bạn tổn thương . Cuộc sống sẽ đẹp hơn, nhẹ nhõm hơn nếu bạn biết quên đi thứ cần phải quên đấy bạn ạ.

Quên đi những khuyết điểm của người khác: 
  Đối với chúng ta thường dễ dàng giang tay đón lấy những ưu điểm của bạn bè, người thân. Nhưng khi họ có khuyết điểm chúng ta lại khép tay lại và tránh thật xa họ. Trên đời này chẳng có gì là hoàn hảo, chính bản thân chúng ta cũng là một mảnh ghép của cuộc sống cũng có những lúc phạm phải một sai lầm, và có một vài khuyết điểm nào đấy. Chúng ta học cách quên đi khuyết điểm của người khác là chúng ta đang học cách hoàn thiện bản thân mình, đang làm cho tâm hồn chúng ta trở nên rộng lượng hơn. Đừng lúc nào cũng nghĩ đến mặt xấu của người đối diện mà hãy nghĩ đến ưu điểm. Vì như thế sẽ làm cho mối quan hệ của bạn và người ta sẽ trở nên tốt đẹp, khăng khít hơn.

Quên đi những kỷ niệm, quên đi quá khứ: 
  Những kỷ niệm đẹp, những quá khứ êm đềm hay đau khổ đối với một số người sẽ giữ mãi trong lòng để từ đó mà chiêm nghiệm mà sống tốt hơn. Nhưng trong một vài trường hợp bạn cũng phải cố quên đi quá khứ, quên đi những kỷ niệm. Bạn không thể lúc nào cũng sống trong cái kỷ niệm một thời tay trong tay với người yêu cũ. Bạn cũng không thể sống mãi trong cái quá khứ của một thời tuổi thơ êm đềm hay đau khổ mãi được. Bạn cần phải quên nó đi, bỏ lại nó ở phía sau lưng để mà bước đi, để mà lớn lên. Quên ở đây không hẳn bắt bạn quên vĩnh viễn mà quên ở đây là bạn tạm thời cất giữ nó ở một góc nào đó sâu thẳm trong tim để rồi có lúc lấy ra mà nhớ, mà vui mà buồn. Rồi cũng có thể khi bạn lớn lên một chút bạn sẽ nghĩ về chúng như một cái gì đó quý giá. Bạn sẽ tự cười, “à thì ra mình đã lớn”…

Quên đi lợi ích cá nhân: 
  Ai cũng chỉ biết sống cho mình thì cuộc sống này sẽ trở nên ích kỷ và hẹp hòi, sẽ chẳng còn ai quan tâm đến ai nữa. Bạn phải học cách quên đi cái tôi cá nhân để có thể hòa cùng nhịp sống chung của cộng đồng. Bạn đi mùa hè xanh nhưng luôn chọn những việc nhẹ nhàng, luôn nghĩ cho bản thân. Trước khi làm một việc gì đó bạn luôn nghĩ đến mình sẽ được gì và mình sẽ mất gì. Nếu mất nhiều hơn được bạn sẽ chẳng bao giờ làm. Triết lý đó sẽ đúng đối với một số trường hợp. Nó sẽ hoàn toàn là ích kỷ nếu đó là làm vì lợi ích cộng đồng, làm vì tập thể. Chắc trong chúng ta chẳng lạ lẫm gì với những chiếc áo xanh tình nguyện, đêm ngày túc trực nơi bến xe để tiếp sức cho các thí sinh thi Đại học. Họ chẳng nề hà một công việc gì dù nắng làm cho cháy da, áo ướt đẫm mồ hôi. Bởi lẽ họ đã quên lợi ích cá nhân mà dốc sức vào lợi ích của tập thể. Cho và nhận đôi khi có thể mang ra để so sánh nhưng không phải lúc nào cũng so sánh được đâu bạn ạ. Có thể bạn sẽ mất nhiều hơn được nhưng đến một lúc nào đấy bạn sẽ cảm thấy cái mất ấy của mình là một điều đáng tự hào.

Và mỗi khi như vậy bạn sẽ cất cao tiếng hát “ ai cũng chọn việc nhẹ nhàng gian khổ sẽ thuộc về ai…”


Nhớ và Quên là hai phạm trù trái ngược nhau. Hãy nhớ những cái gì cần phải nhớ và hãy quên đi những thứ đáng phải quên. Chỉ khi quên đi những thứ gọi là “spam” trong tâm hồn mình bạn sẽ cảm thấy thật thanh thản. Tâm lí của bạn khi ấy sẽ trở nên cân bằng hơn. Vì ai đó đã nói rằng “ Trong cuộc sống phải biết thứ gì cần nhặt lên và thứ gì cần bỏ xuống”.

Sưu tầm

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

NGƯỜI CHA TUYỆT VỜI

Một câu chuyện thật
về tình yêu thương, niềm tin và hy vọng
 
 
 
Trên đời, những câu chuyện cảm động về tình mẹ có rất nhiều và bàng bạc trong văn chương. Tình mẹ cao thượng hy sinh tất cả cho con là điều không thể chối cãi. Dick Hoyt đáng được tôn vinh là một người cha vĩ đại. Nếu ai đã trải qua cảm giác phải chăm sóc một người tật nguyền lâu năm, ắt sẽ thấy rằng không có một tình yêu nào có thể lớn hơn tình yêu của ông bố Hoyt với cậu con trai chưa sinh ra đời đã bị chẩn đoán mắc bệnh bại não (cerebral palsy), một loại bệnh tĩnh với các tổn thương não đã định hình khó có thể thay đổi.
 
 
 
Khởi đi từ bất hạnh
Năm 1962, Dick Holt đau xót nhìn đứa con trai chào đời trong tình trạng bị dây rốn quấn cổ và được chẩn đoán liệt não, sẽ phải sống như thực vật cả đời. Vì tình trạng đó, các bác sĩ khuyên vợ chồng Dick và Judy nên đưa con vào một trung tâm bảo trợ xã hội đặc biệt. Tuy nhiên, với lòng thương con vô bờ, Holt cha từ chối lời khuyên đó. Người cha trẻ mới 22 tuổi để ý thấy đôi mắt của Rick, tên đứa con, biết hướng mắt nhìn theo ông khi ông di chuyển quanh phòng. Vì vậy Dick hy vọng và tin tưởng rằng Rick vẫn có thể suy nghĩ và nhận thức được mọi sự việc xảy ra chung quanh.
Thế rồi vợ chồng Dick tìm đủ mọi cách để giúp đứa con tham dự vào mọi sinh hoạt của gia đình. Khi làm bất cứ điều gì, họ cũng tâm niệm rằng Rick đang dõi theo và cố gắng nhận biết tất cả mọi việc, như bất cứ một đứa trẻ nào khác. Đôi vợ chồng nuôi dưỡng niềm tin một ngày con họ có thể giao tiếp được trong một chừng mực nào đó.
Họ đưa con đến những trung tâm phục hồi chức năng, đến cầu cạnh những nhà nghiên cứu y khoa, cho con tham gia vào tất cả các hoạt động gia đình, vui chơi trong vườn, giúp con tận hưởng niềm vui được bơi dưới nước mà đứa trẻ nào cũng khao khát hoặc đưa Rick đi cùng trong các kỳ nghỉ của gia đìn Nói cách khác, cặp vợ chồng trẻ Dick và Judy đối xử với Rick như đối xử với một đứa trẻ bình thường. Để làm được điều đó, họ phải hy sinh hầu như tất cả những thú vui trong đời, dành hết thì giờ bên Rick, tìm hiểu Rick và tiếp tục nuôi hy vọng.
Các bác sĩ, dù đã cố thuyết phục bố mẹ Rick rằng họ chẳng có chút hy vọng nào, dù có cố gắng đến đâu. Tuy nhiên, năm 11 tuổi, trong nỗ lực không thể tả được bằng lời, cha mẹ Rick đã thuyết phục các nhà khoa học Trường Đại học Tuft, bang Massachusetts kể cho Rick nghe một câu chuyện hài. Trước sự ngạc nhiên của họ, Rick đã cười. Các nhà khoa học thừa nhận rằng họ đã lầm, Rick vẫn nhận biết được thế giới sinh động quanh cậu và cậu rất muốn được tham gia và khám phá thế giới ấy.
Cuối cùng, người ta làm riêng cho Rick một chiếc máy tính đặc biệt, có thiết bị gắn vào đầu Rick, bộ phận duy nhất trên người cậu có thể cử động được đôi chút. Thiết bị này giúp Rick mã hóa những điều não cậu muốn nói và chuyển thành âm thanh điện tử. Điều đầu tiên mà cậu bé Rick nói với bố mẹ là một môn thể thao. Bậc phụ huynh đáng kính ấy giờ đây biết thêm một điều, niềm đam mê của con trai họ là thể thao.
Khi chiếc máy mang tên Hi vọng được gắn vào đầu Rick, cậu đồng thời được chấp nhận đến trường học. Cũng trong thời gian này, cậu bé bộc lộ niềm đam mê với môn điền kinh. Năm 1977, khi trường cậu bé có chương trình chạy marathon để quyên góp cho một học sinh bị tai nạn xe hơi, Rick đã nói với bố rằng: "Bố ơi, con muốn chạy để quyên tiền cho bạn ấy!". Một nguồn tin khác cho biết Rick đã nảy ra cảm hứng muốn tham dự vào các cuộc chạy thể thao sau khi xem một bài báo. Dick, một trung tá thuộc Lực Lượng Vệ Binh Quốc Gia Hoa Kỳ, sửng sốt trước ý muốn bất ngờ hầu như không tưởng của đứa con 16 tuổi. Lòng ngập tràn vui mừng lẫn lo âu, người cha ôm con nói: “Được rồi con. Chúng ta sẽ chạy thi.” Thế rồi người cha 37 tuổi mà trước đó chưa hề chạy marathon bao giờ phải khổ luyện tập dợt để sẽ đẩy con chạy.
 
Thể hiện tình cha
Dick bắt đầu tập luyện chạy mỗi ngày với một bao xi măng đặt trong chiếc xe lăn thay cho trọng lượng của Rick vì Rick bận học ở trường. Dick đã có thể cải thiện sức khỏe của mình rất nhiều mà ngay cả khi đẩy con, ông đã có thể tạo được một kỹ lục cá nhân là 5km trong 17 phút.
Sau khi hai cha con kết thúc cuộc đua đầu tiên dài năm dặm, Rick mừng rỡ nói: "Thưa cha, khi chúng ta đang chạy, con cảm thấy như con không còn tật nguyền nữa." Dù đang mệt muốn kiệt sức, Dick sung sướng rưng rưng nước mắt trước niềm vui của con.
Từ đó, vì niềm đam mê điền kinh và thể thao nói chung của đứa con tật nguyền, Dick chocon mượn thân xác để tham gia vào những cuộc thi triền miên được tổ chức tại nhiều nơi suốt năm trong và ngoài nước Mỹ với danh hiệu tham dự viên là “Team Holt”.
Năm 1984, Dick trở thành một vận động viên điền kinh nổi tiếng và được mời tham dự các cuộc thi ba môn phối hợp (bơi, đạp xe, chạy bộ). Đó vốn là cuộc thi dành cho những người có sức khỏe tốt và dẻo dai. Ban tổ chức muốn Dick tham gia và chỉ mình ông mà thôi, không có Rick. Ông từ chối. Năm kế tiếp, họ lại đưa ra lời mời tương tự, nhưng một lần nữa ông lại từ chối nếu không có con trai của mình cùng tham gia.
Dick nói với các nhà tổ chức, "Rick chính là lý do tôi tham gia các cuộc thi này; tôi không muốn thi đấu một mình. Rick là động lực thúc đẩy tôi. Hơn nữa, nếu không có Rick, tôi không biết phải làm gì với hai cánh tay của mình". Sau khi miệt mài thiết kế cho con những phương tiện an toàn như ban tổ chức yêu cầu, đội Hoyt được tham gia và về đích trong số 50% những người về đầu.
Sau khi hoàn tất cuộc đua Boston Marathon lần thứ 15, cuộc đua mà họ đã bị từ chối vào năm 1981 khi lần đầu tiên đăng ký tham gia, họ đã được tôn vinh như những Anh hùng của nước Mỹ nhân kỷ niệm lần thứ 100 môn marathon.
Năm 2003, Dick bị một cơn trụy tim, tuy nhiên, bác sĩ cho biết chính tình trạng sức khỏe tốt nhờ tham gia thể thao thường xuyên đã cứu sống ông. Sau khi hồi phục, hai cha con Dick và Rick lại tiếp tục những cuộc đua mới. Dick vẫn khăng khăng rằng chính con trai mình mới là vận động viên điền kinh, chứ không phải ông. Dick nói: "Tôi không biết phải giải thích thế nào, nhưng mỗi khi đứng đằng sau chiếc xe lăn của con trai, tôi cảm thấy lâng lâng khó tả. Rick là cỗ máy hoạt động của cả hai chúng tôi. Tôi cho Rick mượn thân thể mình, nhưng chính tinh thần của Rick mới là động lực thúc đẩy chúng tôi tiến về phía trước".
 
Thành tích 36 năm kiên trì
Mặc dù người ta nhìn thấy Dick và Rick Hoyt trên trường đua nhiều lần, nhưng không lần nào khán giả ngừng ngưỡng phục người cha đáng kính vừa chạy vừa đẩy con mình đang ngồi trong xe lăn, gò lưng đạp xe kéo theo một chiếc xe lăn lên dốc xuống đồi, hay vừa bơi vừa kéo đứa con tật nguyền.
Rick cũng đã chứng tỏ mình hơn cả một vận động viên "đặc biệt" khi lấy xong bằng tốt nghiệp Đại học Boston và trở thành người khuyết tật bại não đầu tiên tốt nghiệp đại học. Rick làm việc tại phòng thí nghiệm máy tính của trường, nơi anh có thể hỗ trợ phát triển một hệ thống giúp những người khuyết tật có thể giao tiếp thông qua các cử động của đôi mắt. Rick nói: "Tôi đã chứng minh cho những người khuyết tật thấy rằng họ không nhất thiết phải suốt đời ngồi yên một chỗ và nhìn cuộc sống trôi qua trước mắt. Họ cũng có thể tới trường, có việc làm và tham gia vào các hoạt động hàng ngày trong xã hội”.
Tính đến hết năm 2009, Team Holt đã tham gia cả thảy 1.009 cuộc thi, trong đó có đủ các môn, từ marathon đến ba môn phối hợp và thậm chí cuộc chạy bộ vòng quanh nước Mỹ. Đội Holt luôn về đến đích trong các cuộc đua, có khi bỏ lại phía sau hơn một nửa số vận động viên khác và đôi lần về nhất.
Đội Hoyt được tôn vinh tên tuổi vào Viện Người Thép Danh Tiếng (Ionman Hall of Fame) vào năm 2008.
Tính đến tháng Tư năm 2013, hai cha con Hoyt đã tham dự tổng cộng 1,077 cuộc chạy gay go đòi hỏi sức chịu đựng bền bỉ, trong số đó gồm có 70 cuộc đua chạy việt dã (marathon) và sáu cuộc đua tam hợp Người Thép (Ionman triathlon). Họ đã tham dự cả thảy 30 lần trong giải Boston Marathon. Ngoài ra, để bổ sung vào danh sách những thành tựu của họ, năm 1992 cha con Dick và Rick đạp xe và chạy vòng quanh nước Mỹ, hoàn thành khoảng đường dài 3,735 dặm (6,011 km) trong 45 ngày.
Khi dự thi ba bộ môn thể thao phối hợp triathlon, Dick bơi với giây cột quanh eo để kéo Rick nằm trên một xuồng phao. Qua phần đua xe đạp, Rick ngồi phiá trước một chiếc xe đạp dọc được thiết kế đặc biệt. Đối với phần chạy bộ, Dick đẩy Rick ngồi trên xe lăn.
Năm nay 2013, Dick đã là một người già 73 tuổi và Rick đã 51 tuổi nhưng mãi mãi vẫn là một đứa con tật nguyền. Mỗi lần chuyển đổi giữa các bộ môn thi từ bơi sang đạp xe đạp, từ đạp xe đạp đổi qua chạy bộ, người cha già phải thao tác thật nhanh tự tay bồng con đặt vào ghế, nai nịch an toàn, xong tiếp tục cuộc thi. Xin xem đoạn phim thật cảm động tại nối kết YouTubehttp://www.youtube.com/watch?v=QnN5bvVtVao  (Thú thật cùng các bạn, cứ mỗi lần xem đoạn video này, tôi không khỏi nghẹn lòng, phải ngưng gõ bàn phím chữ và ngồi thừ ra một lúc. Đây quả là một trong những đoạn video về tình cha gây xúc động nhất).
Ngày nay, hai cha con Holt - hay nói cho đúng hơn là người cha Dick Holt đã già - mỗi năm dự đua ít hơn và dành thì giờ cho các cuộc nói chuyện trước công chúng nhiều hơn. Thuở bắt đầu sự nghiệp thể thao, họ tham gia 50 cuộc đua mỗi năm nhưng bây giờ chỉ nhắm mục tiêu tham dự còn khoảng phân nửa số lượng đó mỗi năm mà thôi. Holt cha cho biết chưa có ý định hoàn toàn rút lui các cuộc thi.
Ngày 08 tháng Tư năm 2013, một bức tượng đồng vinh danh cha con Hoyt đã được khánh thành gần khởi điểm của cuộc chạy đua Boston Marathon tại Hopkinton, Massachusetts.
Do vụ khủng bố đặt bom nổ ngày 15 tháng Tư, Đội Hoyt chưa kịp hoàn tất cuộc chạy đua Boston Marathon năm 2013. Lúc vụ nổ xảy ra, họ còn cách lằn mức đích khoảng một dặm và đã bị giới hữu trách cuộc đua chặn lại cùng với hàng ngàn vận động viên khác. Họ an toàn và được một người lái xe SUV ngang qua chở họ đến khách sạn Sheraton tạm trú.
 
Kết luận
Tình yêu vị tha thực sự giúp con người có được sức mạnh để làm những điều không tưởng. Sở dĩ ông Dick Hoyt có đủ kiên nhẫn và nghị lực trải qua tất cả những cuộc đua đầy thử thách là vì ông đã tìm thấy mục đích cao cả trong đời là đem lại niềm vui và hạnh phúc của con trai ông. Ông không muốn để cho con mình bị xem là người thừa trong xã hội. Ông muốn cho con tham gia vào các hoạt động xã hội để giúp con cảm thấy hạnh phúc. Vì lẽ đó, ông đã luôn cố gắng hơn bao giờ hết.
“Nếu trong tim ta có một tình yêu vô điều kiện, ta có thể tìm thấy cho mình một nguồn năng lượng to lớn để thực hiện những điều không tưởng. Ta có thể vượt qua những giới hạn của bản thân và chuyển hóa mọi giới hạn đó thành điều kỳ diệu”.
Khẩu hiệu của Đội Hoyt đó là “bạn có thế” và họ chính là sự minh chứng sống khẳng định bạn có thể khi bạn quyết định làm. Thông điệp của đội Hoyt đã làm rung động mọi người.
Dù có mang trên người những khiếm khuyết về mặt thể chất hay không đi chăng nữa, chúng ta có thể học được rất nhiều từ câu chuyện của họ, hãy cho ước mơ của chúng ta một hy vọng, một cơ hội thứ hai để sống mặc cho tuổi tác có như thế nào đi chăng nữa, và hãy nhìn thế giới một cách rộng mở hơn. Câu chuyện của Rick và Dick cũng khiến cho chúng ta phải suy nghĩ lại về những gì chúng ta cho rằng “không thể” cho tới giờ và hãy thử cố gắng hết sức một lần nữa xem.
Tóm tắt về thành quả giúp con vượt lên trên số phận, Dick Holt nói: "Tôi yêu gia đình và chỉ muốn trở thành một người cha tốt nhất trong khả năng của tôi. Chỉ cần có được niềm vui khi ở bên cạnh con, được tận hưởng những giây phút đó, chúng tôi sẽ tiếp tục vượt qua được những khó khăn trở ngại phía trước”.
Qua 36 năm dài sống cho con và hy sinh cho con, ông quả xứng đáng là một trong những người cha tốt nhất thế giới.

LƯƠNG TÂM GIÁ BAO NHIÊU ?

Hà Tam làm nghề lái xe chở hàng hóa. Hôm nay, xe đang bon bon chạy trên đường bỗng nhiên "khực" một cái rồi dừng lại. Hỏng rồi! Hà Tam xuống xe đến bên vệ đường vác hai hòn đá to chặn bánh sau lại rồi chui vào gầm sửa xe. Khoảng hơn hai tiếng đồng hồ thì xong. Hà Tam lên xe nổ máy chuẩn bị đi tiếp.
Đúng lúc đó có một ông lão chăn bò bên cạnh đường chạy đến đập đập tay vào cửa xe, nói rất to: "Này anh lái xe, anh đánh rơi đồ kìa!". Ông lão vừa nói vừa chỉ chỉ về phía sau xe. Hà Tam đoán ông lão nhắc đến hai hòn đá chặn bánh sau xe mà mình vác ra lúc nãy. Hà Tam toét miệng cười, nói do vội đi nên quên mất. Nói vậy song anh ta vẫn cố ý nhấn ga cho xe chạy.
 
Ông lão vừa đuổi theo vừa quát to: "Anh làm người như thế à? Làm người phải có lương tâm chứ? Anh bỏ hai hòn đá to ở trên đường để cho người ta…"
Những lời trách cứ của ông lão chăn bò bị bỏ lại cùng đám bụi phía sau xe. Hà Tam cười thầm trong bụng: Lương tâm giá bao nhiêu tiền một cân?
Chạy hơn trăm cây số vào thành phố, đến trạm kiểm tra của cảnh sát, Hà Tam hết sờ túi này lại nắn túi nọ, tìm mãi không thấy giấy phép lái xe đâu. Hà Tam thừ người ra: Giấy phép lái xe rõ ràng là để trong chiếc ví da lúc nào cũng mang trong người, vậy sao lại tìm không thấy? Cẩn thận nhớ lại, Hà Tam mới chắc là chiếc ví da đã bị rơi khi mình chui vào gầm xe sửa chữa. Đành phải để xe lại trạm cảnh sát, Hà Tam vội vã vẫy taxi quay lại chỗ sửa xe
Khi quay lại chỗ sửa xe ban sáng, Hà Tam tìm khắp nơi không thấy cái ví cũng không thấy ông lão chăn bò đâu. Hai hòn đá chặn bánh xe đã được ai đó khuân vào để bên vệ đường. Trên hòn đá thấy dán mảnh giấy có mấy chữ xiêu xiêu vẹo vẹo: "Muốn lấy lại giấy tờ thì phải vác hòn đá này lên trên đồi".
Ôi mẹ ơi! Hòn đá vừa to vừa nặng, ngọn đồi trước mặt lại vừa cao vừa dốc, vác hòn đá này liệu có bò lên được trên đó không? Hà Tam kêu to lên: "Đừng bắt ép người ta như thế! Cần bao nhiêu tiền cứ ra giá đi!".
Khi Hà Tam vác hòn đá đến chân đồi thì thấy một cái mũ lá có kẹp một tờ giấy viết mấy chữ: "Đừng nói đến tiền, xin mời lên đồi". Hà Tam tiếp tục đi, được một đoạn lại thấy cái mũ lá cũng có tờ giấy yêu cầu Hà Tam cứ vác đá lên đồi, các chuyện khác miễn bàn. Không còn cách nào khác, Hà Tam đành phải bê hòn đá vất vả từng bước bò lên
Lên được đỉnh đồi thật không dễ gì. Vậy mà trên đó không thấy có người cũng không thấy giấy tờ lái xe, chỉ thấy có tờ giấy dán trên một thân cây yêu cầu Hà Tam vác hòn đá theo hướng chỉ dẫn đi xuống phía dưới.
 
Xuống được dưới chân đồi vẫn không thấy giấy tờ, ngoài một tờ giấy yêu cầu Hà Tam vác hòn đá đi ngược trở lên. Cứ như thế theo hướng chỉ dẫn trên các tờ giấy, Hà Tam vác hòn đá đi qua mấy quả đồi nhỏ, mệt tưởng chết, cuối cùng mới thấy cái ví da của mình đặt trên một nấm mồ đất trơ trọi. 
Giấy tờ đủ cả, tiền bạc không thiếu một xu. 
Dưới cái ví tiền còn có một tờ giấy viết: 
"Cái ví này là do tôi nhặt được, bây giờ nó đã trở về với chủ của nó. Anh có biết vì sao tôi lại bắt anh vác hòn đá đi một quãng đường xa đến trước nấm mồ này không? Đây là mộ của con trai tôi. Một đêm hai năm trước, nó đi xe máy về nhà, vấp phải hòn đá của một kẻ nào đó không có lương tâm bỏ ở trên đường, bị ngã mà chết. Tôi đưa anh đến tận mồ của con trai tôi là mong anh hiểu rõ một đạo lý: 
 
" Lương tâm là vô giá, làm người có thể để mất cái gì thì mất nhưng nhất thiết không được để mất lương tâm".
                                                         Sưu Tầm

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Hội Ngộ 40 - Kỷ Niệm Sinh Hoạt

Các Bạn 73,
      Thời gian dài sau HN 40 ngồi cắt ghép, tô điểm để giữ gìn tất cả hình ảnh. Nay kết thúc, gởi các bạn xem đoạn phim cuối cùng. Mình đã xem không biết bao nhiêu lần trong khi biên soạn nhưng sáng nay xem lại lần cuối trước khi gởi, vẫn thấy xao xuyến trong lòng những kỷ niệm.
      Tại sao ?
      Click phim :    http://youtu.be/IwiQElWBza0


1- Xin thánh hoá những việc con làm và chúc lành cho những dự định tương lai.


2- Nghèo khó cũng là trở ngại lớn cho sự hưng thịnh của đại gia đình, nhưng quan trọng hơn vẫn là bạn dám xin, dám cho... và bạn ơi : Đừng đóng cửa nhà mình.


3- Dù là bạn bè vẫn không buông tha. Hãy giết đi, giết cái lẽ thường của cuộc sống... như là lợi lộc, ghen tương, khoác lát, bề ngoài, đố kị, giận hờn...


4- Một chút dỗ dành, một chút nâng đỡ... chắc chắn bạn sẽ dụ được.
    Tình bạn nó cũng sâu thẳm như thế...


5- Lột sạch, trần trụi ... đồng nghĩa với đi xin...
    Bạn phải đóng hai vai mới hiểu : Tình không như không mà có.


6- Hạnh phúc đến sau cùng. 
Nó luôn là nguyện ước của từng người.

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

ANH VỀ MÀ XEM... MẸ ANH PHIỀN THẬT ĐẤY !!!

- Anh về ngay đi, em hết chịu nổi rồi, mẹ anh phiền thật đấy.
- Uhm, mẹ anh phiền thật, bây giờ anh đang có cuộc họp quan trọng, tối về anh sẽ giải quyết nha em.

Tiếng đầu dây bên kia dập máy nghe có vẻ rất tức tối, anh buông thõng người ra sau ghế, ở bên kia cô nhìn ra phía cửa như đang cố nuốt trôi một cái gì đó vào mình.
- Anh nhìn đi, đó, đây này, hôm nay em sắp, ngày mai em xếp, cứ một người dọn, một người lại bày ra như vậy, ai mà chịu nổi. Em sắp điên rồi đây. Cô vò đầu trong 1 trạng thái vô cùng tức giận, anh lại gần cô, lấy tay xoa xoa 2 bờ vai gầy gầy, cô hất chúng ra.
- Em vào đây – Anh nhẹ nhàng nắm lấy tay cô kéo vào phòng, khép hờ cửa, anh lấy xuống 1 chiếc hộp được đặt trên nóc tủ, lấy tay phủi nhẹ, anh nhìn cô mỉm cười.
- Mẹ phiền thật, ngày mai mình đưa mẹ đến viện dưỡng lão em nhé, còn bây giờ để anh cho em biết mẹ chúng ta phiền đến mức nào.
Anh mở chiếc hộp ra, bên trong là 1 xấp hình, anh lấy ra 1 tấm đã cũ, nhưng chẳng hề dính tí bụi nào, cô tò mò nhìn vào tấm ảnh.
- Em thấy không, đây là tấm hình mà Dì anh đã chụp lúc anh sinh ra, Dì kể vì mẹ yếu nên sinh lâu lắm, mà sinh lâu chắc là đau lâu em nhỉ, mà mẹ phiền thật, cứ la hét ầm ĩ cả lên, ai mà chẳng sinh. Dì còn nói, mẹ yếu lắm, nếu cứ cố sinh thì sẽ nguy hiểm cho người mẹ, bác sĩ đã nói như vậy rồi vậy mà mẹ vẫn cố cãi ” Không, con tôi phải ra đời, tôi phải sinh”, mẹ anh phiền thật đó.
Cô nhìn tấm hình, bàn tay cô nhẹ bỗng, rồi cô nhìn anh, trong mắt anh chứa 1 điều gì đó rất lạ. Anh cẩn thận bỏ tấm hình đó qua 1 bên, lấy 1 tấm khác cho cô xem.
- Em nhìn nè, đây là bức ảnh chụp lần đầu tiên anh bú mẹ, anh chẳng thấy ai phiền như mẹ cả. Bà nội, bà ngoại nói cả rồi, mẹ yếu, không đủ sữa để cho anh, uống sữa bình đi, ở đó mà dưỡng sức, nhưng 1, 2 cứ khư khư giữ anh vào lòng ” Không, con con nhẹ cân, phải bú sữa mẹ mới tốt”. Ai nói gì cũng cãi em nhỉ, nếu không anh được uống sữa bình rồi, sữa bình phải ngon hơn chứ, mẹ anh phiền thật.
Bàn tay cô run run, cô thấy ánh mắt của người mẹ trong bức ảnh ánh lên vẻ rất hạnh phúc, 2 bàn tay cô ta cứ giữ chặt đứa bé. Cô nhìn anh không nói gì cả.
- Còn nữa đây này – Anh lại lôi ra 1 tấm khác nhìn vào đó.
- Em thấy mẹ anh phiền ghê chưa, con nít hơn 1 năm ai chẳng chập chững biết đi, mẹ cứ làm như chỉ có con mẹ mới làm được điều đó không bằng. Ba kể mẹ cứ gặp ai là cũng hí hởn khoe ” Thằng cu Tin nhà tôi đi được rồi, nó biết đi rồi đó “. Bộ mẹ không thấy phiền hay sao em nhỉ? – Bờ môi cô như muốn nói một cái gì đó nhưng cổ họng thì ứ nghẹn lại, bức ảnh đứa trẻ con chập chững đi về phía mẹ trong tấm hình, cô nhìn mãi.Ba còn kể, từ ngày anh bắt đầu bi bô tập nói rồi gọi được tiếng mẹ là nguyên những ngày sau là một chuỗi điệp khúc ” Cu Tin gọi mẹ đi, gọi mẹ đi cu Tin”, mẹ phiền quá đi mẹ à, anh mỉm cười xoa nhẹ vào bức ảnh, mắt anh đang long lanh thì phải.
- Đây nữa, đây nữa này – Anh lôi ra nguyên 1 xấp, nhiều lắm, rất nhiều ảnh- Em thấy mẹ anh phiền ghê chưa, chụp làm gì mà lắm ảnh vậy không biết, lần đầu tiên anh vào mẫu giáo, có phiếu bé ngoan, rồi tiểu học, trung học, nhận bằng khen, em coi đi, đủ trò trên đời, coi hình của anh có mà đến tết mới xong, anh phì cười, ” mẹ anh phiền nhỉ “?
Cô nhìn anh, anh không cười nữa, anh cầm 1 tấm hình lên nhìn vào đó rất lâu, cô thấy nó, 1 tấm hình rất đẹp, anh rất đẹp trong bộ áo tốt nghiệp cử nhân, anh lúc đó trông điển trai quá, cao ráo, nhưng…

- Em có thấy không? Tóc mẹ anh đó, rối em nhỉ ? Còn áo quần nữa này, cũ mèm…- Cô nghe thấy giọng anh trở nên khác đi, không đều đều như lúc ban đầu nữa, đứt quãng. Cô nắm lấy tay anh.
- Năm 15 tuổi, ba bỏ mẹ con anh lại, rồi lúc đó, mọi thứ trong nhà trở nên không có điểm tựa, anh đi học, mẹ bắt anh phải học…Em không biết đâu, anh xin nghỉ nhưng mẹ không cho, phiền như vậy chứ. Mẹ cứ sáng sớm đi phụ quán cơm cho người ta, trưa ăn 1 chén cơm thừa trong quán để dư tiền cho anh học thêm ngoại ngữ, rồi chiều đến chạy đi giặt đồ cho những bà mẹ không phiền khác, để họ đi mua sắm, cà phê, giải trí…- Giọng anh lạc hẳn – Còn nữa em ạ, tối đến mẹ lại tiếp tục đi làm lao công đường phố, sáng sớm mới về chợp mắt được 1 tí thôi, vậy đó…Em thấy mẹ anh khỏe không?
” Tách”, 1 giọt nước rơi xuống trên tấm hình, mắt cô cũng nhòe đi, khác thật, 1 bà mẹ trẻ với gương mặt xinh đẹp lúc đứa con mới bi bô tập nói, và cũng với gương mặt phúc hậu đó nhưng giờ làn da đã nhăn đi, khuôn mặt gầy hẳn khi đứng cạnh cậu con trai lúc chuẩn bị ra trường.
- Anh à – Bàn tay cô nắm lấy bàn tay run run của anh.
- Em có thấy tay mẹ rất yếu không, anh chẳng bao giờ kể em nghe nhỉ. Khi 5 tuổi, anh đùa nghịch chạy nhảy lung tung, lúc đuổi bắt cùng cô nhóc hàng xóm anh đã trượt chân ngã từ cầu thang xuống. Lúc đó, anh chẳng thấy đau một chút nào cả, chỉ nghe một tiếng kêu rất thân quen, em có đoán được không, anh đang nằm trên 1 thân thể rất quen…mẹ anh đó. – Cô sững người lại, nước mắt cô trào ra, rơi xuống ướt đẫm tay anh.
- Em à, mẹ anh phiền vậy đó, phiền từ khi anh chuẩn bị lọt lòng cho đến khi anh gần đón đứa con đầu tiên của mình, chưa hết đâu, mẹ sẽ còn phiền cả đời em ạ, bây giờ lớn rồi mẹ vẫn cứ lẽo đẽo theo anh dặn đủ thứ em không thấy sao, cơm phải ăn 3 chén, đi xe phải chậm thôi, đừng có mà thức khuya quá. Mẹ anh phiền thật, ngày mai mình đưa mẹ đến viện dưỡng lão em nhé.
” Anh “, cô ôm chặt lấy anh, cô òa khóc nức nở, ” em xin lỗi “, anh ôm lấy cô vỗ về, vỗ về như ngày xưa anh vẫn thường được làm như vậy.
” Choang “- Anh và cô chạy nhanh xuống bếp.
- Mẹ xin lỗi, mẹ nghe con thèm chè hạt sen nên mẹ đi nấu, nhưng…Giọng mẹ run run không dám nhìn về phía trước, cúi người nhặt những mảnh vỡ vừa rơi.
- Mẹ à – Cô chạy đến nắm lấy bàn tay xương xương của mẹ – Từ nay mẹ đừng phiền nữa nhé, để con phiền mẹ cho – Cô ôm chặt mẹ, nước mắt thấm đẫm vai áo mẹ, mẹ nhìn anh, anh nhìn cô trong lòng của mẹ.
” Mẹ đã không sinh lầm con và con cũng đã không chọn nhầm dâu cho mẹ, phải không ạ?”
(sưu tầm)

Suy tư sẽ làm bạn thăng tiến, đừng bao giờ ngừng nghĩ nó.

Chúc các bạn nhiều hạnh phúc trong bồng bềnh những ngổn ngang.

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

PHIM LỄ TRI ÂN - HN 40 SB73

Các Bạn 73,
      Mời xem phim : LỄ TRI ÂN - HN 40 năm SB73


        ( Phim được thực hiện với thiết bị số Canon 7D )

Như chiếc lá cuối cùng,
Rồi sẽ rụng rơi,
Nếu thực sự chẳng còn TÌNH YÊU...
Chúc các bạn niềm vui cuối tuần và hãy nhớ :
 Bạn hãy còn là chiếc lá trên cành...

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

TÌNH Ở TRÊN CAO...

Các Bạn 73,
       Mình sợ khi mình không viết, mình sẽ mất mát một thứ gì quan trọng trong đời. 
Bạn đừng nghĩ gì cao siêu, nhẹ nhàng thôi, chân thành thôi với ước ao sống thật... 
Giả tạo và sống hai mặt sẽ không là điều mình thích.

       TÌNH Ở TRÊN CAO...


Tình ở trên cao : Bởi không ngước nhìn sẽ chẳng thấy, bởi không tìm kiếm sẽ chẳng bao giờ gặp và thật sự nếu không tạo điều kiện cho nhau, tình sẽ mãi là một khoảng cách không với tới.


Xem hình :

    Sau HN mỗi đứa đi một nẻo : Sáng đưa Mẹ về Biên Hoà, Quang đi Bảo Lộc, Như Văn về Đất Đỏ, Huy Vân về Gia Kiệm, Bá Nhân và mình vào lại Saigon. Nghĩ tưởng những khoảnh khắc gặp gỡ là chấm hết, thế mà vì níu kéo nhau đã tạo nên một sự kiện.
    Cái anh chàng nhìn vẽ bề ngoài tầm thường lại có một trái tim lớn. Đi một mình lặng lẽ từ rất xa về chỉ mong được gặp, ở gần, hít thở chính cái hương vị của bạn bè. Ngay từ khi xuống phi trường và cả lúc chuẩn bị bay trở lại, mình đã được cái diễm phúc ấy, một đêm, hai đêm và ba, bốn đêm cận kề với bạn. Giờ nghĩ tưởng, nếu như mình không đến mình đã vô tâm biết chừng nào.
    TÌNH Ở TRÊN CAO, mình nghĩ thế. Bởi nó cần một động tác để với tới : Tao sẽ đi Bảo lộc và ngày đó tao sẽ xuống với mày ( Huy Vân ). Nói thì dễ mà thực hiện lại là chuyện khác. Những cú điện thoại qua lại, níu kéo mong anh em trong vùng cùng hiện diện : Rãnh quá hả !!! Vừa mới gặp xong đòi gặp nữa là sao ??? Đâu phải gần đâu, mỗi đứa cách nhau cả trăm cây số. Hứa mà lòng thì không... mệt mệt xa xâm...
    TÌNH VẪN Ở TRÊN CAO, đêm đó những tiếng chuông reo đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của mình : Mày có đi không ? Ừ đi thì đi, vội vã sắp xếp công việc còn ngổn ngang, 7g chạy vội ra xe đò để kịp chuyến... 7g tối, Huy Vân gọi mình : Mày về tới chưa ? Chưa tao đang đi bộ ngoài Bình Triệu tìm xe ôm ( tội nghiệp theo xe với Sáng về tới Hố Nai, phải xuống đón xe đò, hứa là vào đến bến thế mà nó đã thả mình ở Bình Triệu )...rã rời
     

Linhsb73

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

HN 40 năm - SINH HOẠT GIA ĐÌNH SB73

GẶP NHAU RỒI CHIA TAY, NẾU KHÔNG LƯU LẠI GÌ ĐÓ TRONG BẠN THÌ KỂ BẰNG KHÔNG !!!


Xem hình sinh hoạt gia đình 73 tại link này :
https://plus.google.com/photos/102053205146930777457/albums/5907532482981672369/5907532634841488562?banner=pwa&pid=5907532634841488562&oid=102053205146930777457



Một người không tốt với bạn, bạn không nên quá bận tâm.
Trong cuộc sống của bạn, không ai có nghĩa vụ phải cư xử tốt với bạn trừ cha mẹ.
Còn với những người tốt với bạn, bạn nên trân trọng và biết ơn điều đó. 
Nhưng bạn cũng cần phải có chút đề phòng 
bởi mỗi người khi làm bất cứ việc gì đều có mục đích riêng của họ .
Hãy nhớ, họ tốt với bạn không đồng nghĩa với việc họ phải quý mến bạn.

Không có ai là không thể thay thế, không có vật gì thuộc hoàn toàn sở hữu của bạn.
Vì thế, nếu sau này người bạn yêu thương không còn ở bên,
hay họ không còn là nơi bạn có thể đặt niềm tin, bạn cũng đừng bi lụy. 
Sinh mệnh con người thực sự ngắn ngủi, bạn đừng để mỗi ngày trôi đi vô ích.
Người ta tham vọng sống lâu nhưng bạn chỉ cần sống hạnh phúc mỗi ngày.
Hãy trân trọng và yêu lấy cuộc sống hiện tại của bạn.

Trên đời này không có gì là nhất cả,
tình yêu chỉ là cảm giác bất chợt đi qua cuộc đời bạn,
nhưng nó sẽ theo thời gian và lòng người mà thay đổi.
Nếu như người đó rời xa bạn, bạn hãy học cách chờ đợi.
Hãy để thời gian rửa sạch vết thương,
để tâm hồn bạn lắng lại rồi nỗi đau của bạn cũng sẽ dần biến mất.
Bạn đừng mơ ước một tình yêu hoàn hảo,
cũng đừng thổi phồng nỗi đau khi nó không còn.

Bạn có thể bắt mình phải giữ chữ tín,
nhưng không thể yêu cầu người khác làm thế với mình.
Bạn có thể yêu cầu bản thân phải đối đãi tốt với người,
nhưng bạn không thể kì vọng người ta sẽ làm ngược lại.
Khi bạn tốt với họ, họ không có nghĩa vụ phải tốt lại với bạn.
Hãy nhớ điều này nếu không bạn sẽ luôn gặp ưu phiền trong cuộc sống.

Chỉ những ai có duyên phận mới trở thành người thân của nhau,
cho dù trong cuộc sống bận rộn bạn ít khi gặp mọi người,
nhưng bạn hãy trân trọng từng khoảnh khắc khi còn bên họ,
hãy dành cho họ thời gian để yêu thương bạn hơn.

HN 40 năm SB73 - Tiệc Tri Ân

Xem hình Tiệc TRI ÂN tại link này :





Trọng kính quý ân sư,
   Trước hết chúng con xin bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn thật sâu xa đối với quý ân sư đã quan tâm, lo lắng đến chúng con.  Ngược lại dòng thời gian 40 năm trước, ngày chúng con trúng tuyển vào TCV SaoBiển NT, ngày chúng con phải rời xa gia đình để thể hiện ước mơ hiến dâng của Bố Mẹ chúng con.
Hình ảnh nội tuyến 1
   Hình ảnh của những ngày ấy vẫn còn hiển hiện trong chúng con như chỉ mới vừa là hôm qua : Lúc ấy chúng con là trẻ thơ nhớ nhà, chỉ biết ăn, biết ngủ và nô đùa... Kinh lễ, học hành, kỷ luật là một khái niệm quá mới với chúng con...
  Vì chỉ dạy cho chúng con vào khuôn phép, vào kỷ luật nhưng chúng con vẫn còn nhớ rất rõ : Khuôn mặt lạnh lùng của bề trên, cú bạt tai đúp nảy lửa của bố Tạc, cây roi cá đuối của cha Thanh, cái nhéo tai thần sầu của Cha Ngọc và sợ hãi vết bầm bởi cha Láng...Các Thầy thì hiền hơn nhưng vẫn không khỏi sợ, sợ méc bề trên...
   Trong hành trình 40 năm qua, đã có nhiều lúc chúng con nghĩ lại những khắc nghiệt của quá khứ đã trở thành một dấu ấn khó phai, một kỷ niệm nhắc chúng con mãi một ân tình ,vì nhờ đó mà chúng con nên người.
   Chúng con đã có được những kiến thức đạo và đời, như ngày hôm nay, là phần lớn nhờ vào công ơn dạy dỗ của quý ân sư dưới mái trường tiểu chủng viện sao biển nha trang.
        Hôm nay HN 40 năm SB73, trước sự hiện diện của quý ân sư tại nơi đây càng cho chúng con thấy rõ hơn nữa sự quan tâm thương yêu dành chúng con; Cầu xin Thiên Chúa và Mẹ Sao Biển luôn ban xuống thật nhiều hồng ân cho quý ân sư của chúng con.
        Và tiếp sau đây chúng con xin kính mời quý Cha, quý ân sư của anh em CSB73 ,vui lòng bước lên sân khấu để chúng con có dịp thể hiện , bày tỏ sự biết ơn và tri ân các ngài.

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

VINH DANH CHA MẸ


Xem hình ở link này :
https://plus.google.com/photos/102053205146930777457/albums/5907391236904716081/5907391285667907426?banner=pwa&pid=5907391285667907426&oid=102053205146930777457


         Kính thưa Cha Mẹ của chúng con,
     Là người việt, ai cũng thuộc lòng câu ca dao : Công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, dẫu biết rằng ngày hôm nay, tất cả anh em chúng con đều đã trên 50 cả rồi, đã vào cái tuồi ngũ thập bất hoặc, đã từng trãi và đã trưởng thành qua biết bao biến cố của cuộc đời này, có nhiều anh em trong chúng con, ngày nay không còn cha, hay không còn mẹ nữa, nhưng hình tượng của cha mẹ luôn hiện diện trong chúng con mỗi ngày, là động lực mạnh mẽ cho chúng con vững bước trên đường đời.
     Người xưa hay nói sự thành công của con cái luôn là sự tự hào của người cha, vì người cha nào cũng chỉ dạy cho con cái, là bóng mát che chở cho cuộc đời của con, cha nghiêm khắc, cha khó tính, nhưng giờ đây khi xa cha con mới nhận biết biết tình thương to lớn của cha luôn muốn chúng con phải mạnh mẽ, quyết đoán, là chìa khóa thành công trong cuộc sống.
    Và người ta cũng nói rằng đằng sau sự thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ, mẹ chính là người đầu tiên của chúng con, mẹ đã mang nặng con trong biết bao tháng ngày, mẹ dạy con biết bao điều tốt đẹp, dạy cho chúng con không dối trá, không trộm cắp, không khinh rẻ người nghèo, không chà đạp người cô thế. Mẹ dạy chúng con chăm chỉ học, chăm chỉ làm, yêu người, giúp người, khiêm tốn trong lòng, biết tạ ơn trời đất, tạ ơn người, và tạ ơn đời cho những gì mình có, mẹ là người thầy tuyệt vời nhất trên cõi đời này, đã dạy cho con từng bước đi chập chững, dạy cho con tiếng nói vào đời, cho con sự sống từ chính cơ thể của mẹ. vì thế mẹ ơi thực sự là con yêu mẹ hơn cả tất cả mọi thứ, thi ca và âm nhạc nào có thể diễn tả hết được, Tình mẹ mênh mông như biển trời, và tình con yêu mẹ cũng bao la như vũ trụ. Chỉ có một điều là con chẳng bao giờ biết diễn tả hết điều ấy như thế nào. Mà ngược lại, trong cách sống khô khan, phóng túng, và đôi khi ngang ngược của con, con thường làm cho mẹ buồn lo nhiều hơn là sung sướng.
  Hôm nay con tin rằng cha và mẹ đang vui hơn, vì cha mẹ thực sự thấy được đàn con của cha mẹ đã trưởng thành thế nào, chiến đấu thế nào để không phụ lòng cha mẹ, và giờ đây xin cho phép chúng con được làm những nghĩa cử chân thành biết ơn công lao sinh thành và dưỡng dục của cha và mẹ. 

HN 40 năm SB73 - THÁNH LỄ TẠ ƠN

TÂM TÌNH GIA ĐÌNH SAO BIỂN 73
Xem hình Thánh Lễ Tạ Ơn 40 năm SB73 tại link này :


Cách đây đúng 40 năm tròn, tất cả anh em chúng con, từ khắp nơi cùng quy tụ để cùng chung nhau :  Kinh nguyện, học, ăn, ngủ  dưới một mái trường chung, đó là tiểu chủng viện Sao Biển Nha Trang, những tưởng rằng chúng con sẽ cùng nhau gắn bó cả đời người cho Chúa, và chỉ biết Chúa mà thôi, nào ngờ biến cố lịch sử 1975, tất cả chúng con đều phải tản mác khắp nơi, kẻ thì về quê, kẻ thì tiếp tục chờ cơ hội để đi tu tiếp, kẻ thì lưu lạc khắp 4 phương trời để tìm kế mưu sinh hay là để thử sức chính mình ở một môi trường hoàn toàn xa lạ !  Như thế là sẽ chẳng bao giờ chúng con còn có thể gặp lại được nhau !
     Ba mươi mấy năm sau...Một bất ngờ : Năm 2005, với  ý tưởng lớn của một số anh em hải ngoại cùng một số anh em trong nước  và nhân dịp có một số  anh em ở hải ngoại về đã kết hợp cùng nhau bỏ công sức, bỏ thời gian để tìm kiếm nhau, để nhắc nhớ, để liên kết từng nhóm nhỏ, tạo ra cuộc hội ngộ lần thứ nhất, mang yêu thương và tạo điều kiện giúp đỡ cho  một số Ae nội còn đang gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, điển hình như : Xây nhà, cơ hội làm ăn, giúp đỡ tai nạn, đồng hành cùng vài ae gặp khó khăn, và chính là để liên kết từng thành viên một, mà giờ đây 52 trên tổng số 64 người, chúng con đã tìm lại được nhau, hình thành nên gđ SB73      
 Hôm nay HN 40 năm, tuy rằng tất cả chúng con đều không còn trẻ nữa, quá nhiều bộn bề, có  nhiều bạn đã và đang thành đạt nhưng cũng có rất nhiều bạn thất bại, nghèo khó... Giờ ngồi bên nhau, trong đôi mắt nhìn nhau... chúng con vẫn không thể quên những hình ảnh gắn bó  chúng con 40 năm về trước, những chú nhỏ lăng xăng, thơ dại ...
   40 năm của một đời người là một chuỗi ngày dài, biết bao nhiêu biến cố, buồn, vui, đau khổ hay vui sướng đã từng lướt qua cuộc đời của anh em chúng con, mà ngày hôm nay, khi đã bước vào cái tuổi tri thiên mệnh này rồi, thì xin hãy dành cái thời gian ít ỏi và quý báu này để hàn huyên bên nhau, hãy tận hưởng cái không gian và thời gian của cuộc hội ngộ hôm nay, mà chắc gì có thể còn đủ trong cuộc hội ngộ chung 5 năm tới ?
   Hôm nay hội ngộ 40 năm SB 73, kỷ niệm ngày chúng con bước chân vào chủng viện, và cũng là dịp HN SB73 lần thứ 9, chúng con đã ấp ủ, đã chuẩn bị từng bước rất lâu cho ngày hội ngộ này, với ước mong rằng tất cả anh em SB73 chúng con từ khắp nơi có dịp tề tựu đông đủ để báo ơn cha mẹ, tri ân các ân sư, và một lần nữa gặp nhau để gắn bó, cảm thông hơn và yêu nhau thật sự.

   Một lần nữa chúng con xin cùng Quý Anh Em SB cùng dâng lời VINH DANH MẸ SAO BIỂN 
trong thánh lễ Tạ Ơn. Chúng con chân thành cảm ơn quý Cha Mẹ đã sanh thành, dưỡng dục  chúng con, xin tri ân quý ân sư đã dạy dỗ chúng con thành người, xin cảm ơn quý anhem CSB các lớp đã dành thời gian đến tham dự chung vui với chúng tôi và một lần nữa chúc mừng HN 40 năm tràn đầy yêu thương và hạnh phúc.