Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2010

40 BÀI SUY NIỆM MÙA CHAY

Bài 1 : Hãy Trở Về Cùng Ta Với Tất Cả Tâm Hồn Của Ngươi
Bài 2 : Phúc Cho Những Ai Có Lòng Ao Ước Sống Trong Lề Luật Chúa
Bài 3 : Giữ Chay Trong Hân Hoan và Hy Vọng
Bài 4 : Hãy Quay Về
Bài 5 : Kêu Cầu Danh Chúa Sẽ Được Cứu Thoát



Bài 6: Cầu Nguyện
Bài 7: Cầu Nguyện Bằng Kinh Lạy Cha
Bài 8: Thiên Chúa Là Tình Yêu
Bài 9: Thập Giá Cứu Độ
Bài 10: Thiên Chúa Là Niềm Hy Vọng Của Chúng Ta



Bài 11: Hiệp Nhất
Bài 12: Giao Ước
Bài 13: Sám Hối
Bài 14: Tạ Ơn
Bài 15 : Như Thầy Phục Vụ



Bài 16: Hãy Cho Đi
Bài 17: Hãy Đón Nhận
Bài 18: Thiên Chúa Yêu Thương
Bài 19: Thiên Chúa Là Cây Nho, Chúng Ta Là Cành
Bài 20: Thiên Chúa Là Nguồn Hy Vọng


Bài 21: Trung Thành
Bài 22 : Hiệp Nhất
Bài 23: Thiên Chúa Trung Tín
Bài 24: Khiêm Nhường
Bài 25: Thiên Chúa Là Cha Nhân Hậu



Bài 26: Xin Vâng
Bài 27: Sẵn Sàng Trả Lời Cho Ai Chất Vấn Về Niềm Hy Vọng
Bài 28: Đức Kitô Là Thiên Chúa
Bài 29: Thiên Chúa là Đấng Khôn Ngoan
Bài 30: Thánh Thần Luôn Làm Việc Trong Tâm Hồn


Bài 31: Chúa Giêsu là Thiên Chúa
Bài 32: Người Anh Trưởng Do Thái
Bài 33: Người Tôi Trung Đau Khổ
Bài 34: Thân Xác Chúng Ta Sẽ Phục Sinh
Bài 35: Con Người Đến Để Phục Vụ



Bài 36: Chúa Giêsu Là Ai ?
Bài 37 : Ham Tiền Nên Phản Bội
Bài 38 : Tự Tin Nên Phản Bội
Bài 39: Thánh Giá Cuộc Đời
Bài 40 : Thứ Năm Tuần Thánh


Bài 41 : Thứ Sáu Tuần Thánh
Bài 42 : Vọng Phục Sinh
Bài 43 : Phục Sinh của Chúa Kitô
Bài 44 : Sự Phục Sinh Của Đức Kitô Theo Tinh Thần Của Phaolô

Một ngôi làng ở Afghanistan.

Thật dặc biệt.





































Thứ Ba, 23 tháng 2, 2010

Rượu Tỏi

Thần Dược


Lương Y Sĩ Trần Duy Linh

I - Xuất Xứ

http://www.congdongnguoiviet.fr/Images/LinhTinh/RuouToi.jpgVào những năm 1960-1970, WHO_cơ quan theo dõi sức khoẻ & bệnh tật thế giới của Liên Hiệp Quốc phát hiện ở Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt nhưng sức khoẻ chung của nhân dân Ai Cập lại vào loại tốt, ít bệnh tật & tuổi thọ trung bình tương đối cao. WHO đặt vấn đề với chính phủ Nasser xin cử một phái đoàn của WHO về Ai Cập nghiên cứu xem tại sao có hiện tượng lạ như thế mà nghành Y tế Ai cập chưa giải thích được.

Ðược Tổng Thống Nasser đồng ý, WHO huy động nhiều chuyên gia y tế về Ai Cập nghiên cứu chia nhau đi xuống nông thôn, các vùng có khí hậu khắc nghiệt để thu thập các tài liệu đặc biệt. Cuối cùng các nhà nghiên cứu (đông nhất là Hoa Kỳ, Tây Âu, Nhật Bản) nhận xét là ở Ai Cập nhà nào cũng có 1 lọ rượu ngâm tỏi để uống. Nhân dân Ai Cập nói từ bao nhiêu thế kỷ nay nước họ vẫn là thế.

Ngày xưa Ai Cập là một đế chế lớn, chinh chiến liên miên, chủ yếu là xử dụng gươm dao chém giết nhau. Thời ấy làm gì có thuốc kháng sinh, nên họ chỉ dùng nước tỏi để uống & cũng để rửa các vết thương.
Ở các vùng tỏi được ngâm rượu theo những công thức khác nhau. Chuyên gia các nước đem những công thức đó về nước mình nghiên cứu và phân tích. Kết luận cái gì tốt rồi sau đó thông qua một báo cáo gởi cho WHO. Sau đó WHO tổng kết & hội thảo về vấn đề này. Rồi đến năm 1980 họ thông báo :

Rượu tỏi chữa trị được 04 nhóm bệnh :

1) Thấp khớp (sưng khớp, vôi hoá các khớp, mỏi xương cốt).
2) Tim mạch (huyết áp thấp, huyết áp cao, hở van tim, ngoại tâm thư)
3) Phế quản (viêm phế quản, viêm họng, hen phế quản).
4) Tiêu hoá (ăn khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét bao tử).

Ðến năm 1983, Nhật lại thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa là :

5) Trĩ nội & trĩ ngoại.
6) Ðại tháo đường (tiểu đường)

Nhật cũng công bố : "Ðây là một loại thuốc tuyệt vời của nhân loại vì dễ làm, rẻ tiền, không gây phản ứng phụ & có hiệu quả chữa bệnh rất cao".

II – Nguyên Lý

Con người ta thông thường tuổi từ 40 trở lên (có thể trẻ hơn nữa) là đã có bệnh. Các bộ phận trong cơ thể bắt đầu thoái hoá, bộ phận nào yếu thì thoái hoá nhanh, đặt biệt là làm cho các chức năng hấp thụ chất béo (lipid) chất đường (glucone) bị suy giảm. Các chất đó không hấp thụ hết qua đường tiêu hoá, phần thừa không thải ra ngoài được, dần dần lắng đọng trong thành vách mạch máu, làm xơ cứng động mạch & xơ cứng một số bộ phận khác rồi lâu ngày gây ra những chứng bệnh như trên.

http://www.congdongnguoiviet.fr/Images/LinhTinh/CuToi1.jpg http://www.congdongnguoiviet.fr/Images/LinhTinh/CuToi2.jpg

Trong tỏi có 2 chất quan trọng :

1) Phitoncid là loại kháng sinh thực vật có tác dụng diệt một số vi khuẩn.
2) Hoạt tính màu vàng giúp làm tiêu chất béo dưới dạng cholesterol bám vào thành quách mạch máu, làm cho đường đi của máu từ tim ra & về tim bị nghẽn. Chính nhờ 02 chất này mà tỏi có tác dụng chữa bệnh cao.

III – Công thức điều chế & cách dùng

Ghi Chú : Bài này không thấy ghi công thức chế rượu tỏi ra sao (*1)

IV - Kết quả chữa bệnh

Tác giả tổng hợp bài viết này theo kinh nghiệm chứng thực cho biết : Từ năm 1970 bị thấp khớp nặng_sưng cả các khớp phải đi bằng gậy chống. Thuốc tân dược & đông y dùng đã nhiều như "Cao hổ cốt", "rượu tắc kè" (lúc nào cũng có sẵn), thế mà bệnh không đỡ lại nặng thêm. Năm 1975 bị ngã gần chết. Năm 1981 bị ngất phải đưa vào cấp cứu ở bệnh viện 3 ngày mới hết nên sức khoẻ càng giảm.

Vào cuối năm 1982 mới bắt đầu uống rượu ngâm tỏi, thì 20 ngày sau bắt đầu thấy giảm bệnh sưng khớp. Qua 3 tháng, huyết áp trở lại bình thường. Bệnh viêm họng cũng khỏi. Hen phế quản giảm nhiều. Ngoài ra tác giả còn cho biết bịnh trĩ nội mỗi năm đi mất 5, 7 lần. Hen phế quản nặng cấp cứu nằm bệnh viện 2, 3 lần. Từ khi liên tục dùng rượu tỏi cho tới nay đã gần 8 năm mà không phải đi bệnh viện lần nào cả. Ngủ rất bình thường, ăn thì tiêu hoá tốt, đặt biệt đối với bệnh thấp khớp thì coi như thuốc thần. Vì tác giả trước đây khổ vì thấp khớp, nay khỏi hẳn không còn biểu hiện gì cả.

Cho nên, kết luận của người Nhật phần trên là hoàn toàn đúng :
"Ðây là thứ thuốc tuyệt vời của nhân loại, vì dễ làm, rẻ tiền, không gây phản ứng phụ & lại có hiệu quả chữa bệnh rất cao.

(Theo World Hearth Organizations)

http://www.dactai. com/suutam. html

* * * * *

http://khamchuabenh .com/read. php?1937

Tôi có dùng rượu tỏi để phòng và trị một số bệnh. Tuy nhiên, khi tôi dùng rượu tỏi vào buổi tối thì có cảm giác bị xót bao tử vào giữa đêm, hơi bứt rứt. Nhờ chuyên mục sức khoẻ của quý báo tư vấn giúp : có phải rượu tỏi gây ảnh hưởng bao tử không ; có cách nào khác dùng tỏi chữa bệnh thay cho rượu tỏi ? Cám ơn quý báo ! (lehang@ ... )

Trả lời :

Anh (chị) dùng rượu tỏi có cảm giác bị xót bao tử có thể là do ảnh hưởng của rượu. Chứ tỏi có tác dụng làm lành vết thương, tỏi cũng nóng, nhưng không đến mức làm xót bao tử. Dân gian còn có một cách khác dùng tỏi thay cho rượu tỏi đó là tỏi trộn mật ong, được làm bằng cách : dùng tỏi còn tươi có tép nhỏ, xay nát rồi đem trộn với mật ong, cho vào trong chai để dành dùng dần (mật ong có tác dụng bảo quản tỏi không hư). Dùng tỏi trộn mật ong, ngoài những tác dụng gần giống như rượu tỏi : hỗ trợ tiêu hoá, tiêu diệt các loại vi khuẩn, các nấm gây bệnh (nhờ tỏi có một số tinh dầu, chất kháng khuẩn, có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn, các nấm gây bệnh), còn giúp kháng được một số gốc oxy hoá, các yếu tố thuận lợi dẫn đến ung thư ... Theo y học cổ truyền, tỏi có vị cay, tính ấm, có công dụng sát trùng, giải độc, hành khí. Mật ong khi trộn với tỏi, ngoài công dụng bảo quản tỏi không hư, mật ong còn là chất bổ dưỡng cung cấp các vitamin, giúp làm lành các vết loét bao tử. Người bình thường mỗi ngày dùng một muỗng mật ong cũng rất tốt, có thể dùng riêng một mình mật ong, hoặc có thể pha với nước chanh để dùng. Nói thêm : dân gian còn có cách dùng mật ong đánh với lòng đỏ trứng gà (trứng gà đã được kiểm dịch), đánh đến khi lòng đỏ trứng chuyển sang màu trắng hơi vàng lợt (lúc này mật ong đã làm chín lòng trứng), xong rót bia vào và đánh đều lên sẽ có một thức uống rất thơm ngon và bổ dưỡng.

Lương Y Sĩ Trần Duy Linh (SG)

-----------

(*1) - http://vietbao. vn/Suc-khoe/ Ruou-toi- phong-va- chua-benh/ 10927475/ 248/

Cách bào chế rượu tỏi : Tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ) 40 g đem thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100 ml rượu trắng 40-45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được. Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt (tương đương một thìa cà phê) trước khi ăn ; tối uống 40 giọt trước khi ngủ. Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp, để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng. Uống liên tục suốt đời với một lượng rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được.

* * * * *

(*2) - http://my.opera. com/yenhong4/ blog/ruoutoichua benh

Tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ) 40 g đem thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100 ml rượu trắng 40-45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được. Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt (tương đương một thìa cà phê) trước khi ăn ; tối uống 40 giọt trước khi ngủ. Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp, để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng. Uống liên tục suốt đời với một lượng rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được. Ở nước ta, đã có nhiều người áp dụng bài thuốc rượu tỏi trên của WHO, nhưng liều lượng thì linh hoạt (thậm chí có người uống tới 3 thìa cà phê rượu tỏi /lần) nhưng không thấy phản ứng phụ.

* * * * *

(*3) - Toa của MN (20/02/2010)

1 - 250 gam tỏi Hà Nội. Tỏi có tép nhỏ và có mùi thơm khi bấm vào, lột vỏ, cho vào cối giả hoặc máy sinh tố xay nhỏ hạt. Không cần nhuyễn nhừ như trái cây uống sinh tố. Cho vào 1/2 lít rượu trắng, loại rượu ngon chuyên dùng để ngâm thuốc.

2 - Đậy kín nắp lọ (dùng lọ thuỷ tinh). Sau khi ngâm 10 ngày, múc bả tỏi cho vào compress (vải mùng) vắt ráo. Nhớ làm mỗi lần một tí, cho đến khi hết tỏi đã ngâm trong lọ.

3 - Nước cốt tỏi có được và rượu còn trong lọ, cho tất cả vào chai thuỷ tinh. Đậy kín để 1 tuần, sau đó bắt đầu uống.

Rượu tỏi hơi khó uống vì hôi nồng và nóng, vì thế lúc bắt đầu nên uống chừng 5, 10 giọt, khi quen dần thì tăng lên, nhưng đừng quá 5 ml mỗi lần uống. Ngày có thể uống 1 hoặc 2 lần.

* * * * *

Cách làm Rượu Tỏi
Việt Nam Thư Quán

Vật liệu :
- 40 gram tỏi khô (mua 50 gram, sau khi bóc vỏ còn chừng 40 gram)
- 100 ml rượu trắng 45 độ (tốt nhất là rượu Lúa mới)

Cách làm :
1. Thái tỏi thật nhỏ
2. Cho tỏi vào lọ đã rửa sạch
3. Cho rượu vào
4. Ngâm 10 ngày, thỉnh thoảng lắc chai để tỏi ngấm rượu cho đều

Quan sát :
Mới đầu rượu có màu trắng, sau chuyển dần sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thành màu nghệ.

Cách dùng :
Mỗi lần dùng 40 giọt (compte gouttes) vào buổi sáng trước khi ăn và buổi tối trước khi ngủ. Vì lượng ít nên chế thêm nước sôi để nguội vào thì mới uống thành một ngụm.
Uống liên tục cả đời.
Người phải kiêng rượu không uống được rượu vẫn có thể dùng được vì mỗi lần chỉ uống 40 giọt, một số lượng không đáng kể.

Bí quyết :
40 gram tỏi như thế, dùng trong 20 ngày thì hết, trong khi phải ngâm đến 10 ngày mới dùng được, cho nên cứ phải ngâm sẵn một lọ gối đầu để dùng liên tục.

Chữa bệnh :
World Health Organization đã chính thức công bố rượu tỏi có thể chữa được 5 nhóm bệnh sau:
1. Thấp khớp (sưng, vôi hoá, mỏi)
2. Tim mạch (huyết áp thấp hoặc cao, nở van tim, ngoại tâm thu)
3. Phế quản, họng (viêm, hen, xuyễn)
4. Tiêu hoá (khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét bao tử)
5. Ngủ bất bình thường hay mất ngủ

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2010

Hình Ảnh VATICAN

Các bạn,
Hãy click vào và rê chuột để tận hưởng hình ảnh Vatican.


http://www.vatican.va/various/basiliche/san_giovanni/vr_tour/index-en.html

Được chuyển từ LTS

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2010

Điều đó rồi cũng qua đi


(Vua Salomon
Vua Salomon trong Kinh Thánh được vang danh vì sự khôn ngoan, giầu có và các trước tác của mình. Ông lên làm vua vào khoảng 967 trước Công Nguyên. Quốc gia Do thái của ông, lúc đó, trải dài từ ven sông Euhrates trên miền Bắc, vùng Lưỡng Hà, xuống đến tận vùng cực Bắc của Ai Cập, phía Nam.
)

Một ngày nọ, Vua Salomon bỗng muốn làm bẽ mặt Benaiah, một cận thần thân tín của mình...
Vua bèn nói với ông: "Benaiah này, ta muốn ông mang về cho ta một chiếc vòng để đeo trong ngày lễ Sukkot và ta cho ông sáu tháng để tìm thấy chiếc vòng đó. "

Benaiah trả lời: "Nếu có một thứ gì đó tồn tại trên đời này, thưa đức vua, tôi sẽ tìm thấy nó và mang về cho ngài, nhưng chắc là chiếc vòng ấy chắc phải có gì đặc biệt? "

Nhà Vua đáp: "Nó có những sức mạnh diệu kỳ. Nếu kẻ nào đang vui nhìn vào nó, sẽ thấy buồn, và nếu ai đang buồn, nhìn vào nó sẽ thấy vui". Vua Salomon biết rằng sẽ không đời nào có một chiếc vòng như thế tồn tại trên thế gian này, nhưng ông muốn cho người cận thần của mình nếm một chút bẽ bàng.



Mùa xuân trôi qua, mùa hạ đến nhưng Benaiah vẫn chưa có một ý tưởng nào để tìm ra một chiếc vòng như thế.

Vào đêm trước ngày lễ Sukkot, ông quyết định lang thang đến một trong những nơi nghèo nhất của Jerusalem. Ông đi ngang qua một người bán hàng rong đang bày những món hàng trên một tấm bạt tồi tàn. Benaiah dừng chân lại hỏi "Có bao giờ ông nghe nói về một chiếc vòng kỳ diệu làm cho người hạnh phúc đeo nó quên đi niềm vui sướng và người đau khổ đeo nó quên đi nỗi buồn không? ". Người bán hàng lấy từ tấm bạt lên một chiếc vòng giản dị có khắc một dòng chữ. Khi Benaiah đọc dòng chữ trên chiếc vòng đó, khuôn mặt ông rạng rỡ một nụ cười.

Đêm đó toàn thành phố hân hoan, tưng bừng đón mừng lễ hội Sukkot.

"Nào, ông bạn của ta, " Vua Salomon nói, "Ông đã tìm thấy điều ta yêu cầu chưa? ". Tất cả những cận thần đều cười lớn và cả chính vua Salomon cũng cười.

Trước sự ngạc nhiên của mọi người, Benaiah đưa chiếc vòng ra và nói: "Nó đây thưa đức vua". Khi vua Salomon đọc dòng chữ, nụ cười biến mất trên khuôn mặt vua. Trên chiếc vòng đó khắc dòng chữ: "Điều đó rồi cũng qua đi"

Vào chính giây phút ấy, vua Salomon nhận ra rằng tất thảy những sự khôn ngoan, vương giả và quyền uy của ông đều là phù du, bởi vì một ngày nào đó, ông cũng chỉ là cát bụi...........

VÀI NÉT VỀ MẸ SAO BIỂN

Tiểu Chủng Viện Sao Biển Nha Trang được đặt Viên đá đầu tiên ngày 19 tháng 3 năm 1958, và ngày 15 tháng 9 năm 1958 tượng Mẹ Sao Biển được đặt ngay tại khuôn viên Chủng Viện như đón chào và tiếp nhận đoàn con lớp chủng sinh đầu tiên đang hân hoan tiến vào Chủng Viện. Trong số những người con đầu tiên đó có cha Phêrô Phạm Ngọc Phi hiện là Giám đốc Đại Chủng Viện Sao Biển. Sự hiện diện của Cha nơi Tiểu Chủng Viện Sao Biển như là chứng nhân của tượng Mẹ Sao Biển trong suốt 50 năm qua.
Vì hoàn cảnh, Tiểu Chủng Viện phải tạm thời ngưng hoạt động vào ngày 19 tháng 3 năm 1975. Và tháng 5 năm 1975 Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hoà, Giám mục Nha Trang, đã nâng lên thành Đại Chủng Viện Sao Biển để đón nhận các đại chủng sinh Nha Trang từ các Đại Chủng Viện khác về để tiếp tục hoàn tất học trình. Mẹ Sao Biển vẫn đứng đó chúc lành và che chở đoàn con trên tiến trình ơn gọi thánh hiến.


Thế rồi do tình hình thời cuộc lúc bấy giờ, Đại Chủng Viện Sao Biển đã phải giải tán vào ngày 01 tháng 6 năm 1979. Các cha giáo và các đại chủng sinh được phân tán về các giáo xứ để làm việc mục vụ. Riêng cha Giám đốc Phêrô Nguyễn Văn Nho và 7 thầy được chuyển về phục vụ giáo xứ Hà Dừa (xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh). Từ ngày đó tượng Mẹ Sao Biển đã đi theo đoàn con về Hà Dừa.

Và ngày 31 tháng 12 năm 1991, Đức Cha giáo phận Nha Trang đã chủ sự lễ Khai trương Đại Chủng Viện (Số 60, đường Số 9, Bình Tân, Nha Trang, Khánh Hòa) và chính thức đem Đại Chủng Viện Sao Biển sinh hoạt trở lại sau nhiều năm tháng ngưng hoạt động.

Sau bao trăn trở và băn khoăn làm sao để có thể đưa tượng Mẹ Sao Biển về lại với Đại Chủng Viện, vì với tên gọi “SAO BIỂN”, Đại Chủng Viện Nha Trang nhận Mẹ Maria làm Bổn Mạng. Mẹ là Sao Biển, Sao Bắc Đẩu soi đường cho đoàn con trên biển trần gian về tới quê Thiên Đàng. Ban Giám đốc Đại Chủng Viện đã quyết định thỉnh tượng Mẹ Sao Biển từ Hà Dừa về Đại Chủng Viện trong năm mừng Kim Khánh 50 năm thành lập và sẽ ở lại với Đại Chủng Viện Sao Biển luôn mãi.

Ngày 03 tháng 04 năm 2008, tượng Mẹ Sao Biển chính thức được đưa về Đại Chủng Viện Sao Biển từ Hà Dừa và được đặt nơi trang trọng giữa phòng Khánh Tiết để mọi người khắp nơi hành hương về Đại Chủng Viện Sao Biển có thể được chiêm ngưỡng.

Để đánh dấu biến cố quan trọng này và tạ ơn Mẹ Sao Biển, vào lúc 19h00 ngày 05 tháng 4 năm 2008, toàn thể mọi thành viên trong đại gia đình Đại Chủng Viện Sao Biển hân hoan qui tụ quanh tượng Mẹ Sao Biển để mừng kính Mẹ tròn 50 tuổi qua tràng chuỗi Mân Côi và những lời ca tiếng hát tung hô Mẹ.

Năm mươi năm Mẹ ở với đoàn con Sao Biển qua bao thăng trầm. Chúng con kính mừng Mẹ là sức sống, niềm an vui và nguồn hy vọng của chúng con. Xin Mẹ ở lại với đoàn con Sao Biển và chúc lành cho chúng con trên hành trình phía trước.

Lm. Giuse Nguyễn Thường

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2010

CÚ revers KHÓ ĐỠ


Năm ấy anh em chúng mình đang ở lớp 11, vào một buổi chiều chủ nhật TCViện có một trận đấu volley giao hữu với đội bóng trường Lasan. Các bạn còn nhớ trường Lasan ở Hòn Chồng chứ: nôm na là cái gì họ cũng hơn Sao Biển mình; chẳng hạn như trường của họ khang trang hơn mình, tiền học phí của họ cao hơn, chương trình văn nghệ của họ phong phú (đã có lần trường mình được mời), bộ đồ thể thao của họ perfect uniform... Quả vậy khi khi vừa tới điểm tâp trung thì đã thấy một đoàn thể Lasan toàn đồ trắng ra nghênh đón đoàn Sao Biển cũng toàn đồ trắng. Điều hấp dẫn tôi nhất là tiếng nhạc line của electric guitar đang chơi bản Apache. Len lỏi vào tận stadium, tôi nhận ra trên sân bóng có hàng ghế danh dự cho các cha các thầy của hai đoàn, cha Láng là leader của Sao Biển. Các vận động viên bóng chuyền hai sắc áo màu xanh màu vàng đang khởi động, ban nhạc Lasan gồm hai guitarists hai singers đang giúp vui. Duới con mắt mình lúc đó, họ chơi hay làm sao. Bị lôi cuốn 3 thằng chúng tôi: Thuận, Lại hữu Phan (69), Quang Đại Hàn (69). Bộ tứ này (missed Hữu Thiện) vẫn thường tự nhận là Phượng Hoàng 2 (ban nhạc trẻ Phượng Hoàng đang rất nổi danh thời đó) xin biểu diễn góp vui liên khúc "Yêu người yêu đời- Tôi muốn- Hãy ngước mặt nhìn đời". OK! Sân cỏ được nhường lại, Thuận accord guitare hát phụ,Lại Hữu Phan chanteur chính, solo guitare Quang Đại hàn, hắn đang run như cầy sấy và sự cố bắt đầu từ đây: tôi nhắc "một hai ba Quang! intro". Không biết hắn bấm làm sao tiếng đàn chỉ nghe tẹt tẹt, tôi vào đại accord,ca sĩ Phan chả biết phải bắt đầu từ đâu,ba thằng khập khiểng "Bạn thân ơi cố gắng yêu thương đời ..Tôi muốn mình tìm đến thiê nhiên.." micro thì bị fe edback, guitar thì nghẹt sau cùng liên khúc cũng xong, nhưng thục tế không được hoàn hảo như vẫn nghêu ngao ở hàng lang étude. Trả cây đờn lại cho ban nhạc tôi liếc thấy mặt cha Láng tái đi giận dữ, âu chuyện chẳng lành rồi. Thúi hẻo ngày hôm đó đội bóng Sao biển lại bị thua.
Trong giờ cơm tối cha Láng nhắn tin: 3 anh Thuận, Quang, Phan sau giờ cơm lên phòng cha có việc. Phan lo lắng: "biết vậy hồi chiều anh em mình đừng nổi hứng sảng". Tôi an ủi "có lẽ cha nhắc nhở lần sau tập cho nhuyễn". Còn cái thằng Đại hàn nó cứ phớt tỉnh nhe răng cười ( thằng này nụ cười của nó thể hiện luôn cá tính, rất xuề xoà bình dân. Hai lần tôi ra Nha Trang hỏi thăm hắn nhưng nghe nói hắn moved nguyên family ra mõm Đồng Đệ trồng cây thuốc nam nên không tài nào tìm gặp được). Bước lên cầu thang cuối phòng ngủ chú lớn là đến ngay phòng cha Láng.
- Tôi gõ cửa "thưa cha"
- '"vào đi" giọng cha rất đanh
Ba thằng mặt tái ngắt khúm núm bước vào.
- "3 anh đứng một hàng ngang cho tôi"
Ba thằng răm rắp
- "các anh nghĩ sao mà chiều nay các anh lại lên hát"
-(không có câu trả lời )
- "các anh không thấy người ta chơi nhạc hay hơn các anh nhiều không ??..dzậy mà.. dzậy mà..(giận quá cha cà lăm).." cha buớc tới gần thằng Phan,nó đang đứng phía bên phải "bốp" ôi chao! một cái tát nảy lửa.
Tôi đang đứng ở giữa hai thằng.
- Cha hét "bước tới"
Một cú revers không kém cú tiêu dành cho Phan, lời của liên khúc hồi chiều "cười lên đi em ơi, dù nước mắt rớt trên vành môi" làm tôi thấy bớt rát cái má.
- "Lần sau tôi cấm các anh". kèm theo câu này thằng Quang đại hàn lãng doublé một cú tiêu và cú revers. Có lẽ nhạc sĩ Văn Lang cũng biết problem là do thằng này (run quá quên bài).Tội nghiệp nó "ở hiền" chả "gặp lành" tí nào.
Ra khỏi phòng cha , tôi khỏa lấp: tại tụi mình được đi xem Volley không xem nên cha Láng cho thưởng thức lợi hại của những cú đập và cú revers đấy.
Chuyện này "quê" quá, chả đứa nào xì cho ai. Và thời gian trôi đi, kỷ niệm buồn đắng năm nào khi nghĩ đến lại thấy có vị ngọt, ngọt của cái tuổi bồng bột,háo thắng,ham vui..
Năm 1990, tôi là cameraman cộng tác viên của Công Ty Điện Ảnh Tỉnh Bình Thuận, được cử đi thu hình Lễ Phong Chức Linh Mục tại nhà thờ Phan Rang. Ra đến nơi làm thủ tục xin phép với công an thị xã thì mới biết vị tân Linh mục là cha Lường (Lường nò) lớp đàn anh Sao Biển. Ôi thật thú vị. Trong khung ngắm camera, tôi nhận ra lần lượt các cha giáo: cha Sách vẫn còn phong độ kiếm hiệp, cha Huệ très sévère , cha Phong bác học với "Cơn Lốc Thần Linh", cha Ngọc quản lý hiền hòa dễ thương, cha tuyên uý Ban giờ ốm yếu vì vừa ra trại giam, cha Thanh ít nói hay chạy Honda dame, cha Tạc nhà nhiếp ảnh của TCV hồi đó với chiếc máy ảnh Yashica Electro, cha Sùng mái tóc trắng hơn và nhạc sĩ Văn Lang kia nữa...Đang trong Thánh lễ Truyền chức tôi nghĩ chẳng có cha giáo nào nhận ra thằng học trò này, cứ nghĩ nó là cán bộ (thời ấy khó ai có thể đeo một máy chụp hình tòng teng ra đường,rất dễ bị chụp mũ). Máy quay phim của tôi bắt đầu pan xuống hàng ghế người tham dự, tôi lại nhận ra các anh em: Điệp (67), Tuyết Hộ Diêm. Thống, Hân cùng lớp, Lân (67),Phẩm, Huy (65)..nhiều lắm không biết có bạn nào phát hiện ra tôi không?! riêng phần tôi, tôi đang có những fe eling của riêng mình...
Sau Thánh lễ là phần chụp ảnh lưu niệm lúc này tôi mới hạnh ngộ với anh em. Điệp nhận ra tôi đầu tiên, anh ta nói "đã thấy ngờ ngờ cái thằng Kim Thuận lớp 68 từ trong nhà thờ rồi kia", 15 năm rồi còn gì.Tay bắt mặt mừng , tôi đi theo anh em gặp cha Láng.
-Tôi lên tiếng trước: "chào cha! cha khỏe không! cha nhận ra con không?"
- Cha Láng nhìn xuống tay máy quay phim của tôi rồi nói: "thấy quen quen vậy thôi, chứ không nhớ rõ lắm.."
- Tôi cười"cha nhớ ba thằng bị ăn bợp tai vì xí xọn ở sân bóng LaSan không? con là Thuận đây"
- Cha biện hộ với nụ cười méo mó: "ôi chuyện hồi đó đấy mà, các chú quan tâm làm gì nữa".
Tôi nghĩ đúng là cha giáo nghĩ lầm mình rồi"thằng cán bộ này nó nhắc lại để nó kiếm chuyện chắc?!!".
Ngàn lần không cha giáo mến. Chuyện buồn đã trở thành kỷ niệm ngọt ngào "CÚ revers KHÓ ĐỠ" rồi. Thật vậy đó là kỷ niệm mà tôi và Phan vẫn thường nhắc lại'

Kim-Thuận 2/2010

* Các bạn biết không năm 2007 một sự ngẫu nhiên mình lại gặp cha Láng nhân một chuyến cha đi du lịch Mỹ. Lần này mình nhớ cha là English teacher với những vần thơ Văn phạm tiếng Anh dễ nhớ
"Same Some nghi phủ Any..."Sau cái ôm hôn nồng nàn tình thầy trò mình hỏi cha: "thưa cha qua Mỹ cha có bị trở ngại gì về English không?". Cha mộc mạc trả lời: "không lạc đường là may rồi: Thứ nhất tuổi gìà và ít xử dụng ở Việt Nam làm cha quên nhiều vocabulary, thứ hai bên này họ nói nhanh nhận ra không kịp, đi đâu cũng phải có cây bút tờ giấy". Thưa cha đúng vậy" A pen & a paper, i did the same thing you do".

CHO và NHẬN

Người cho phải cám ơn

Vào thời Kamakura, khi Seisetsu là đại sư của đền Engaku, ông cần một nơi rộng hơn vì nơi ông dạy đã quá chật, đông người. Umezu, một thương gia ở thành phố Edo, quyết định cúng 500 đồng tiền vàng ryo để xây một trường học rộng rãi hơn. Umezu mang số tiền này đến cho Seisetsu.

Seisetsu nói: “ Được rồi, tôi sẽ nhận.”

Umezu biếu túi vàng cho Seisetsu nhưng Umezu không hài lòng thái độ của Seisetsu. Với 3 ryo, người ta có thể sống trọn một năm, và ông thương gia không được Seisetsu cám ơn việc tặng 500 đồng tiền vàng này.

Umezu ám chỉ: “Trong túi đó là 500 ryo.”

Seisetsu đáp: “Ông đã nói với tôi rồi.”

Umezu nói: “Mặc dù tôi là một thương gia giàu có, nhưng 500 ryo là một món tiền lớn.”Seisetsu hỏi : “ Ông muốn tôi cám ơn ông?”

Umezu đáp: “Vâng, đúng như thế.”

Seisetsu hỏi : “ Sao lại tôi? Người cho phải cám ơn chứ.”


Thọ ơn không biết nói cám ơn là kẻ vô ơn. Biết rõ người khác cần cái mình có khả năng ban cho mà không cho là kẻ tự cao ích kỷ. Chưa học biết cách đối nhân xử thế đó thì làm sao có thể được gọi là đại sư?
Thi ơn còn mong chờ một lời cám ơn là vẫn còn tham sân si, tự cao tự đại.
" Sau khi Umezu nghe đại sư Seisetsu nói như thế thì ông ta lấy gậy phạng cho vị đại sư ấy một cái ngay trên đầu. Và Seisetsu hốt nhiên đại ngộ ". Tác giả còn chú thích thêm rằng "kể từ đó phái Tào Động bắt đầu dùng gậy để đánh thiền giả như một phương thức đốn ngộ".

Ở trên là những TƯ TƯỞNG.
Còn bạn ? Bạn Nghĩ gì ?
Với mình, mình nghĩ CHO và NHẬN đều phải CẢM... Không cảm mọi việc dễ là tiểu xảo.


Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2010

Tôn tử binh pháp

Tam thập lục kế


1. Dương đông kích tây (Đánh lạc hướng đối phương)
Kế "Dương đông kích tây" là reo hò giả vờ như thật sự đánh vào phía đông, nhưng chủ yếu lại đánh vào phía tâỵ
Trong tất cả mọi vấn đề của xã hội, từ chiến trường, thương trường, chính trường cho đến tình trường; nếu muốn điều này nhưng lại giả làm điều kia, nói điều này mà làm điều nọ, ấy là "Dương đông kích tây" vậỵ
Kế này mờ ảo vô song. Nó rất khó biết, khó đoán, bị đánh bất ngờ. Kế này nhằm chuyển mục tiêu để lừa dối đối phương, khiến cho địch sơ ý, lừa lúc bất ý tấn công kẻ không chuẩn bị.
Có nhiều cách thức để thực hiện kế này, như:
- Tạo tin đồn. - Làm rối tai rối mắt địch. - Buộc đối phương lo nhiều mặt. - Mê hoặc ý chí của địch. - Nghi binh. - Làm phân tán lực lượng đối phương. - Làm yếu lực lượng đối phương, lực lượng phòng vệ địch.
Nguyên tắc của " Dương đông kích tây" là bí mật và chủ động. Bị động coi như phải chịu sự khống chế của địch.
Điều kỵ khi dùng kế " Dương đông kích tây" là để lộ cơ.
Lộ cơ là mất hết khả năng phòng bị, chuẩn bị. Dù là trên chiến trường, thương trường hay chính trường cũng đều phải giữ bí mật và nắm được thế chủ động.
2. Điệu hổ ly sơn (Dụ hổ ra khỏi rừng)
Kế "Điệu hổ ly sơn" là nhử, dụ hay khuấy động làm cho con hổ ra khỏi rừng.
Kế "Điệu hổ ly sơn" có hai lối: Một là nhử hổ ra khỏi rừng để dễ dàng giết hổ. Hai là đuổi hổ đi để dễ bắt giết những loại hồ ly vẫn dựa oai hổ mà hoành hành.
3. Nhất tiễn hạ song điêu (Một mũi tên hạ hai con chim)
Kế "Nhất tiễn song điêu" là dùng một mũi tên bắn chết hai con chim.
Ý của mưu kế này là dùng sức lực tối thiểu để đạt đến hiệu quả tối đa.
4. Minh tri cố muội (Biết rõ mà làm như không biết)
Kế "Minh tri cố muội" là biết thật rõ chuyện đấy, nhưng làm ra vẻ không biết gì.
Với người xưa, đây là một triết lý xử thế rất cao, mục đích lại ẩn trốn tất cả những tiếng thị phi nghi hoặc, nhưng theo nghĩa mưu kế, nó là một thái độ thâm sâu.
Cái đức của người quân tử không thể không cho thiên hạ biết, nhưng cái mưu kế của trượng phu không thể không giấu thiên hạ.
Tóm lại, biết rất nhiều mà tỏ ra không biết một là kế "Minh tri cố muội" vậỵ
5. Du long chuyển phượng (Biến rồng thành phượng)
Kế "Du long chuyển phượng" là biến cái này thành cái kia, bên trong là hình rồng đó, nhưng làm cho nó trở thành phượng.
Cái kế này rất phổ biến, trong dân gian ta gọi là "Treo đầu dê, bán thịt chó".
6. Mỹ nhân kế (Kế dùng gái đẹp)
"Mỹ nhân kế" là dùng gái đẹp để làm xoay chuyển, thay đổi tình thế mà những cái khác không thể thực hiện được.
Giai nhân từ ngàn xưa đến nay bao giờ cũng là đề tài chính. Tuy là phái yếu, không thể vác gươm đao mà đánh giặc, nhưng các nàng có thể thắng được bằng đôi mắt biếc và nụ cười xinh đẹp.
Có những bức thành kiên cố cả mười vạn quân không hạ nổi, nhưng nó có thể bị sụp đổ bởi ánh mắt mỹ nhân.
Sức mạnh của mỹ nhân đặc biệt là có ảnh hưởng đối với người anh hùng, người có quyền thế.
7. Sấn hỏa đả kiếp (Theo lửa mà hành động)
Kế "Sấn hỏa đả kiếp" là lợi dụng lúc loạn để thao túng, lúc tình hình rối ren mà sắp xếp theo ý muốn.
Có hai loại "Sấn hỏa đả kiếp": Một là theo lửa để mà đánh cướp. Hai là chính ta phóng hỏa mà đánh cướp.
Theo lửa tức là thừa lúc người ở trong cơn nguy biến mà ta quấy hỗn loạn thêm.
Phóng hỏa tức là chính ta gây ra sự hỗn loạn mà thực hiện theo ý muốn của ta.
Theo lửa hay phóng hỏa cùng đi chung vào một mục đích là đánh địch và đoạt của địch để tạo cơ hội cho ta.
Theo lửa thì dựa vào thời cơ sẵn có.
Phóng hỏa thì tự ta tạo ra thời cơ.
Không thể phê phán theo lửa hay phóng hỏa, cái nào hay, cái nào dở, cái nào tốt, cái nào xấu, vì cả hai giống như một sự biến ảo giữa không khí và nước.
Trong sử sách, người ta thấy tay phóng hỏa giỏi là Trương Nghi. Một mình Trương Nghi đã phá tan thế hợp tung bằng cách dối Tề, lừa Triệu, dọa Ngụy, thuyết Yên, bịp Sở.
Trương Nghi thật là con người có cái lưỡi bằng lửa thiêu đốt cả sáu nước, dựng thành cơ nghiệp thống nhất cho nhà Tần.
Khổng Minh tuy là một nhà chính trị lỗi lạc tài tình, nhưng cái thế của ông ngay từ đầu chỉ là cái thế phải theo lửa để gây vốn: Lưu Bị bị Tào Tháo đánh chạy đến cùng đường, Khổng Minh đành tính kế nương nhờ Tôn Quyền rồi ăn theo cuộc chiến tranh Nam - Bắc, ăn theo trận Xích Bích để cướp Kinh Châu.
"Sấn hỏa đả kiếp" đòi hỏi một khả năng hành động mau lẹ như con ó bắt mồi.
8. Vô trung sinh hữu (Không có mà làm thành có)
Kế "Vô trung sinh hữu" là từ không mà tạo thành có.
Thiên hạ không loạn, trật tự không rối thì làm gì có anh hào xuất lộ! Bởi lẽ đó, những anh hào thường được gọi là kẻ "chọc trời khuấy nước". Mục đích của khuấy nước là làm rối beng sự việc lên để dễ bề thao túng. Thủ đoạn của khuấy nước là gây tiếng tăm, tung tiếng đồn, gây xáo trộn rồi dựa vào đó mà thủ lợi.
Kế "Vô trung sinh hữu" hình dung là tu hú đẻ nhờ, tổ thì chim khác làm, nhưng con tu hú cứ đến đặt trứng của nó vào đó, rồi lại nhờ loài chim khác ấp trứng luôn, khi trứng nở thành chim, tu hú con bay về với bầy tu hú.
9. Tiên phát chế nhân (Ra tay trước để chế phục đối phương)
"Tiên phát chế nhân" là ra tay trước để dành chiếm ưu thế, để đoạt lợi, để bắt lấy sự chiến thắng.
Kế "Tiên phát chế nhân" là không nói quá xa, viễn vông, mà phải nhìn vào thực tế gần nhất.
Các vụ xảy ra trong lịch sử như: Lý Thế Dân tại Huyền Vũ Môn, Võ Tắc Thiên phế lập Lư Lăng Vương, Ung Chính cướp Bảo Tòa, Từ Hi độc sát Quang Tự, Gia Cát Lượng lấy đất Quang Trung... Tất cả đều là áp dụng thủ đoạn "chớp nhoáng" không cho địch kịp trở tay, không cho dư luận phản ứng kịp.
Vẫn có câu "Tiên hạ thủ vi cường" là vậỵ
10. Đả thảo kinh xà (Đập cỏ làm cho rắn sợ)
Kế "Đả thảo kinh xà" là đập vào cỏ, làm động cho rắn sợ.
11. Tá đao sát nhân (Mượn đao để giết người)
Kế "Tá đao sát nhân" là mượn dao để giết người, mượn tay người khác để giết kẻ thù của mình.
Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Sát nhân bất kiến huyết, kiến huyết phi anh hùng”. (Giết người không thấy máu, thấy máu không anh hùng).
Trên đời dĩ nhiên chưa có kẻ nào chỉ giết người mà thành anh hùng, nhưng cũng hiếm có tay anh hùng nào không giết người. Điểm khác nhau không ở có hay không, mà ở chỗ thông minh hay ngu xuẩn. Tào Tháo mượn Lưu Biểu giết Nễ Hành, mượn lòng quân giết Dương Tu rồi lại được làm cái việc mèo già khóc chuột, thật đáng kể là một tay thông minh, gian hùng.
12. Di thể giá họa (Dùng vật gì để vu khống người ta)
Kế "Di thể giá họa" là đem xác chết hay đồ vật gì bỏ vào nhà người khác để giá họa.
Kế này thường được dùng bởi khối óc quỷ quyệt thông minh, tự mình không ra mặt mà làm cho đối phương bị hại. Như vậy gọi là "giết người không thấy máu".
13. Khích tướng kế (Kế chọc giận tướng giặc)
"Khích tướng kế" là kế chọc giận tướng giặc, làm tướng giặc nổi giận. Nổi giận sẽ mất sáng suốt, thiếu suy nghĩ, không tự chủ được con người mình.
Mạnh Tử nói: "Nhất nộ nhi an thiên hạ".
Trong đời có nhiều sự việc được thành tựu bằng một cơn giận và cũng có nhiều việc thất bại bởi một cơn giận.
Bởi vậy cái kế khích tướng cũng là một trong những diệu kế, nếu đạt ra thì kiến thiên hạ, cùng thì mang họa vào thân.
Khích tướng còn là khơi dậy cái hùng khí của người khác để người ấy làm việc cho ta.
Đối tượng tốt nhất của kế khích tướng là những người có tính tình bạo tháo hay sẵn sàng phẫn nộ.
Tuân Tử bảo rằng: “Lời nói khéo êm như lụa, lời nói ác nhọn như giáo mác”.
Thuyết là tiến dẫn lời nói, cái nghĩa căn bản của thuyết làm cho người ta nghe theo. Hiệu quả của thuyết rất lớn. Bởi thế mới có câu: "Thiên hạ tĩnh, nhất ngôn sử chi động. Thiên hạ động, nhất ngôn sử chi tĩnh". (Thiên hạ đang yên lặng, một lời nói làm náo loạn. Thiên hạ đang náo loạn, một lời nói làm lắng dịu).
Căn bản mưu thuật của thuyết, theo Tuân Tử có bốn điều: Cơ, dũng, trí, biến.
- Cơ: Là xem thời độ thế, nhân lợi thuận tiện.
- Dũng: Là quyết đoán nói những điều không ai dám nói.
- Trí: Là biết rõ sự tình, tâm lý, giải quyết được thắc mắc, chế phục được người.
- Biến: Là biến hóa, trong các trường hợp bất trắc.
Mục đích của thuyết có năm điều:
- Làm cho người hiểu rõ.
- Làm cho người tin tưởng.
- Làm cho người đồng tình.
- Làm cho người phục.
- Làm cho người theo.
Đạt được năm mục đích trên thì kể như nắm chắc phần thắng trong tay.
14. Man thiên quá hải (Lợi dụng sương mù để lẩn trốn)
Kế "Man thiên quá hải" là lợi dụng lúc trời sương mù mà lẩn trốn, vượt qua hay hành động ngay trong lúc sương mù.
Man thiên, trời u ám không phải hoàn cảnh hoàn toàn bất lợi như một quẻ trong Dịch lý đã nói. Man thiên, không thể ngồi đợi nó tới như sương mù do thời tiết thiên nhiên, mà phải tạo ra nó.
Kế "Man thiên" đem áp dụng thực hiện được cả hai mặt: tiêu cực lẫn tích cực.
Tích cực là đem ánh sáng đến cho một tình thế mờ mịt.
Tiêu cực là lẩn tránh một tai họa, là lợi dụng cơ hội sơ hở của địch để thoát bí.
Ở trận Xích Bích, Khổng Minh đã giải quyết vấn đề thiếu tên bắn cho các cung thủ bằng cách lấy mười chiếc thuyền lớn chất đầy rơm, đợi lúc trời sương mù, âm thầm đến trại Tào Tháo nổi trống la hét làm như tấn công. Tào sợ ngụy kế, không dám xông ra, chỉ bắn tên như mưa vào các thuyền rơm. Bằng một đêm đánh trống reo hò, không chết một người, Khổng Minh đã lấy được của Tào Tháo cả trăm ngàn mũi tên.
15. Ám độ trần sương (Đi con đường mà không ai nghĩ đến)
Kế "Ám độ trần sương" là bí mật đưa quân qua con đường mà không ai nghĩ rằng ta sẽ đi qua.
Kế này áp dụng giữa lúc hai bên đang đấu tranh, chiến đấu với nhau.
Mỗi bên đều ra sức giấu mục tiêu thật của mình rồi đưa ra mục tiêu giả mà lừa đối phương.
Đây là công việc rất phức tạp, có một quá trình khúc triết. Như "Tôn Tử Binh Pháp" viết: “Việc binh là trá ngụy, có thể mà làm ra vẻ không có thể, dùng đấy mà tỏ ra không dùng, gần giả làm như xa, xa giả làm như gần. Lấy lợi mà dụ, gây rối mà đuổi, thấy khỏe thì tránh. Đầu tiên là làm mọi cách giảm nhược lực đối phương, sau rồi mới tiến hành dự định.
Muốn dụng kế này phải là người có tầm nhìn xa hiểu rộng và một khối óc tuyệt vời.
16. Phản khách vi chủ (Đổi vị khách thành vị chủ)
Kế "Phản khách vi chủ" là đổi địa vị khách thành địa vị chủ.
"Phản khách vi chủ" là trong đấu tranh đang ở vào thế bị động nên phải tìm kế hoạch đến chủ động, khách vốn là địa vị bị chi phối, mọi việc đều do chủ đặt định sắp xếp.
"Phản khách vi chủ" là nguyên tắc thường dùng trong đấu tranh. Có chủ động mới khống chế được cục diện. Không có chủ động, không thể thắng lợi.
17. Kim thiền thoát xác (Ve sầu vàng lột xác)
"Kim thiền thoát xác” là con ve sầu vàng lột xác.
Kế này dùng cho lúc nguy cấp, tính chuyện ngụy trang một hình tượng để lừa dối, che mắt đối phương, đặng đào tẩu chờ một cơ hội khác.
Kế "Kim thiền thoát xác" có một phạm vi rất rộng rãi và phổ biến, bất cứ ai ở hoàn cảnh nào cũng có thể sử dụng được.
18. Không thành kế (Kế bỏ trống cửa thành)
"Không thành kế" là kế bỏ thành trống, thành bỏ ngỏ.
Kế này có hai loại:
- Một là lúc tình thế cực khẩn cấp, nguy hiểm như treo trên sợi tóc, buộc phải dùng nghi binh để lừa dối đối phương mà dựa vào đó để trốn thoát.
- Hai là rút lui với đầy đủ kế hoạch dụ cho địch quân xâm nhập rồi mới bao vây tiêu diệt.
"Không thành kế" thực ra là một cách tạo nghi âm cho đối phương, mục đích là không cho đối phương sớm có một quyết định.
19. Cầm tặc cầm vương (Dẹp giặc phải bắt tướng giặc)
"Cầm tặc cầm vương" là dẹp giặc phải bắt chúa giặc.
Phương pháp bắt chúa giặc thật thiên biến vạn hóa, không cứ bằng sức mạnh hay bằng trí khôn. Các kế khác như "Điệu hổ ly sơn", "Mỹ nhân kế" hay "Man thiên quá hải" đều có thể dùng cho kế "Cầm tặc cầm vương". Để đối phó với một nhân vật anh hùng, thì dù một quả đạn mà giết hay dùng mỹ nhân kế mà nhử thì cũng như nhau.
Nhưng đa số âm mưu cầm vương được hiệu quả bằng kích thích anh hùng và mỹ nhân kế.
"Tự cổ anh hùng đa hiếu sắc" là vậy.
Việt Vương thua trận rồi, mà chỉ dùng một nàng Tây Thi đã đủ giam cầm Phù Sai. Lý Viên muốn đoạt quyền của Xuân Thân Quân, nên đã cho cô em là Lý Yên sang làm tì thiếp. Đó là những cách gián tiếp để cầm vương.
20. Ban chư ngật hổ (Giả làm con heo để ăn thịt con hổ)
Kế "Ban chư ngật hổ" là giả làm con heo để ăn thịt con hổ.
Lão Tử nói: “Người cực khôn khéo mà làm ra vụng về”, cũng như câu "đại trí nhược ngu". Người đi săn thường học tiếng heo kêu rồi tự giả làm heo để nhử con hổ.
Đối với kẻ thù, ta hãy giả ngu như một con heo, trên bề mặt cái gì cũng thuận chịu, lúc nào cũng cười, lúc nào cũng cung kính để cho địch mất hết nghi âm. Chờ thời cơ chín, tìm thấy chỗ nhược của kẻ thù mà đập đòn sấm sét.
- Dùng việc không gì quan trọng bằng bí mật.
- Hành động không gì quan trọng bằng thừa lúc bất ý.
- Dò xét không gì quan trọng bằng làm cho địch không hay biết.
- Bên ngoài ra vẻ loạn mà bên trong rất có cơ ngũ.
- Tỏ ra đói mệt nhưng thật là no khỏe.
- Làm ra ngu xuẩn nhưng rất tinh tường.
Những câu trên đây chính là căn bản lý luận của kế "Ban chư ngật hổ" vậy.
21. Quá kiều trừu bản (Qua cầu rồi phá cầu)
"Quá kiều trừu bản" là qua cầu rồi thì phá cầu, ý nói một người sau khi đã thành công, muốn hưởng thụ một mình nên giết hại hoặc xa lánh những người bạn đã đồng lao cộng khổ với mình.
Kế "Quá kiều trừu bản" thường trái ngược với kế "Ban chư ngật hổ". Qua cầu cất nhịp là lúc đắc thời đắc thế đem thuộc hạ ra mà khai đạo. Còn giả tiếng heo là kế áp dụng giữa lúc ở vào thế kẹt.
Đứng trên lập trường đạo lý thì cất nhịp cầu là một hành động vong ân bội nghĩa.
Lưu Bang nổi danh là người qua cầu cất nhịp lớn nhất trong lịch sử. Lúc Lưu Bang hàn vi còn đi ăn cắp gà, thôi thì Bang nói đủ các điều ngon ngọt dễ nghe để tựu chúng lập đảng. Đến khi nên cơ nghiệp rồi, lo việc củng cố quyền thế, Lưu Bang chẳng ngại gì hết, đổi lại thái độ, nghi ghét triều thần.
Người thứ nhất mà Lưu Bang lôi chém là Hàn Tín, rồi đến Bành Việt, Anh Bố, bỏ tù Tiêu Hà, Trần Hi, Phàn Khoái.
Trương Lương thấy họa chẳng chóng thì chày cũng đến với mình, nên bỏ trốn lên rừng học đạo tu tiên.
22. Liên hoàn kế (Kế móc nối nhau)
"Liên hoàn kế" là nối liền với nhau thành một dây xích.
"Liên hoàn kế" còn là vận dụng một quyền thuật để tạo phản ứng dây chuyền cho đối phương hoặc gây thành phản ứng nhiều mặt.
Mỹ nhân kế là vũ khí phổ biến nhất cần thiết cho việc dùng "Liên hoàn kế". Vì người đẹp ví như nước, anh hùng ví như bùn, nước làm cho bùn nhão ra.
Từ ngàn xưa, đa số anh hùng đã vì thương hoa tiếc ngọc nên bỏ lãng nhiệm vụ.
Tuy vậy, vẫn phải phân biệt "Mỹ nhân kế" với "Liên hoàn kế".
Liên hoàn kế là một hình ảnh của thực tiễn, bất cứ việc gì xảy ra cũng gây thành phản ứng dây chuyền. Việc xảy ra hôm nay cũng không tự dưng mọc ra, nó phải là kết quả dây chuyền từ những sự việc trước.
23. Dĩ dật đãi lao (Lấy khỏe để đối phó với mệt)
Kế "Dĩ dật đãi lao" là lấy sự thanh thản để đối phó với hấp tấp, nhọc nhằn; dưỡng sức mà đợi kẻ phí sức.
Kế này viết ở trong thiên "Quân Tranh" của bộ "Tôn Tử Binh Pháp": "Lấy gần đợi xa, lấy nhàn đợi mệt" nghĩa là trên chiến thuật phải tìm nắm trước địa vị chủ động để ứng phó với mọi tấn công của địch.
Cũng có ý nói nên chuẩn bị chu đáo, dễ dàng lấy cái thế bình tĩnh xem xét tình hình biến hóa mà quyết định chiến lược, chiến thuật. Đợi địch mỏi mệt, tỏa chiết bớt nhuệ khí rồi mới thừa cơ xuất kích.
Tôn Tử gọi thế là: "Ẩn sâu dưới chín từng đất, hành động trên chín từng trời".
Sử dụng sách lược này đòi hỏi thái độ tuyệt đối trầm tĩnh ứng biến, đo được ý kẻ thù, hoàn cảnh kẻ thù, thực lực kẻ thù. Nếu thời cơ chưa chín thì đứng yên như trái núi. Khi cơ hội vừa tới thì lập tức lấp sông, chuyển bể.
Tư Mã Ý ngăn Gia Cát Lượng ở Kỳ Sơn.
Chu Du phóng hỏa tại Xích Bích.
Tào Tháo đại phá Viên Thiệu nơi Quan Độ.
Tạ Huyền đuổi Bồ Kiên ở Phi Thủy.
Tất cả đều lấy ít đánh nhiều, thế kém vượt thế khỏe. Tất cả đều là kết quả sử dụng tài tình sách lược "Dĩ dật đãi lao".
24. Chỉ tang mạ hòe (Chỉ vào gốc dâu mà mắng cây hòe)
"Chỉ tang mạ hòe" là chỉ vào gốc dâu mà mắng cây hòe. Ý nói vì không tiện mắng thẳng mặt nên mượn một sự kiện khác để tỏ thái độ.
25. Lạc tỉnh hạ thạch (Ném đá vào người dưới giếng)
"Lạc tỉnh hạ thạch" là ném đá vào đầu kẻ đã rơi xuống giếng.
Rơi xuống giếng lại còn ném đá vào đầu nạn nhân. Nếu đứng trên quan điểm đạo đức Khổng - Mạnh thì phải là hành động không chính nhân quân tử, nhưng nếu coi là một mưu kế thì hành động này lại là một hành động sáng suốt.
Căn bản triết lý của "Lạc tỉnh hạ thạch" là chi phối được thì mới chiếm đoạt được, và nhân từ với kẻ thù tức là tàn nhẫn với chính ta.
Lưu Bị lúc nào hé miệng cũng nói những điều nhân từ, lúc nào cũng chảy nước mắt, nhưng ông lại là người cũng giỏi thủ đoạn "Lạc tỉnh hạ thạch" nhất.
Chẳng vậy mà khi Lã Bố vốn là người làm nhiều ân huệ đối với Lưu Bị, nào việc bắn kích ở Viên Môn, nào việc cho Lưu Bị nương tựa ở căn cứ mình... Đến lúc Lã Bố bị bắt sau khi thất trận Từ Châu, Tào Tháo trong lòng còn đôi chút thương mến muốn dụ dỗ Lã Bố, Lưu Bị ngại Tào Tháo có thêm một mãnh tướng nữa nên đã ghé tai Tào Tháo mà nhắc khéo: “Ông không nhớ chuyện Đinh Nguyên và Đổng Trác hay sao?” (Đinh Nguyên và Đổng Trác đều nhận Lã Bố làm con nuôi, nhưng đều bị chết vì tay Lã Bố.
Lưu Bị đã không kể đến ơn nghĩa, lại còn đưa đòn độc "Lạc tỉnh hạ thạch" hạ Lã Bố. Như vậy, Lã Bố làm sao khỏi chết!
26. Hư trương thanh thế (Thổi phồng thanh thế)
"Hư trương thanh thế" là thổi phồng thanh thế để cho người ta chóa mắt, nể sợ.
Đời Tam Quốc, Tào Tháo tiến xuống Giang Định, rầm rộ cả trăm vạn hùng quân. Tháo định dùng ưu thế tuyệt đối để buộc Tôn Quyền phải hàng phục. Nhưng Khổng Minh trông thấy âm mưu này nên chỉ ba vạn quân với một số mưu kế và trận gió đông đã đánh bại quân Tào.
Khi sử dụng kế này, trước hết phải xem mục đích và giá trị của nó thế nào đã, rồi mới định cỡ to nhỏ.
27. Phủ để trừu tân (Bớt lửa dưới nồi)
Kế "Phủ để trừu tân" là bớt lửa dưới nồi, ý nghĩa là giải quyết trên căn bản một vấn đề, chủ ý không cho nó phát ra (bớt lửa cho nước khỏi trào).
Khi có một việc đã bùng nổ ra rồi thì tìm cách làm cho nó dịu đi, không để nó tiếp tục ác liệt.
Chỗ diệu dụng kế "Phủ để trừu tân" là không nghe thấy tiếng, không nhìn thấy hình, vô cùng như trời đất, khó hiểu như âm dương, khiến cho kẻ thù rơi vào kế của mình mà họ không biết.
Không kể tình trường, chiến trường hay thương trường, kế "Phủ để trừu tân" lúc nào cũng là kế rất âm độc, lớn mang hiệu quả lớn, nhỏ có hiệu quả nhỏ.
Ở tình trường, anh chàng kém vế thường o bế song thân hoặc anh em của đào, hơn là tấn công chính nàng!
Ở chiến trường, kế "Phủ để trừu tân" lại càng dày đặc, giăng mắc như mạng nhện.
28. Sát kê hách hầu (Giết gà cho khỉ sợ)
"Sát kê hách hầu" nghĩa đen là giết con gà cho con khỉ sợ.
Theo truyền thuyết dân gian, con khỉ rất sợ trông thấy máu, cho nên khi người ta muốn dạy khỉ, trước hết họ giết một con gà, bắt con khỉ nhìn thấy đống máu bê bết rồi mới bắt đầu giáo hóa. Lúc bắt khỉ cũng thế, người ta vặn cổ con gà cho nó kêu lên những tiếng ghê rợn, khiến cho khỉ bủn rủn chân tay thì đến bắt.
"Sát kê hách hầu" có tác dụng lớn, làm cho các vụ mới nở ra trong trứng nước bị rơi vào cảnh bối rối, sợ sệt.
29. Phản gián kế (Dùng kế của đối phương để quật lại)
"Phản gián kế" là dùng người của đối phương lừa dối đối phương, dùng kế địch lừa địch.
Tôn Tử nói: “Biết mình là biết thực lực và nhiệm vụ của mình. Biết người là biết thực lực và ý đồ của địch. Biết mình thì tương đối dễ hơn biết người. Cho nên muốn biết người thì phải dùng gián điệp”.
30. Lý đại đào cương (Đưa cây lý chết thay cây đào)
"Lý đại đào cương" là đưa cây lý chết thay cho cây đào.
Người lớn làm họa, bắt người bé chịu tội thay. Có rất nhiều kẻ tác gian phạm tội lại bắt người khác thế thân.
31. Thuận thủ khiên dương (Thuận tay dắt con dê về)
"Thuận thủ khiên dương" theo nghĩa đen là thuận tay dắt con dê về.
Sự việc trên đời, thiên biến vạn hóa rất kỳ diệu. Phải biết nắm lấy bất cứ cơ hội nào vụt hiện đến trước mắt, đó là những thâu hoạch, những cái lợi bất ngờ.
32. Dục cầm cố tung (Muốn bắt mà lại thả ra)
"Dục cầm cố tung" theo nghĩa đen là muốn bắt cho nên thả ra.
Muốn thực hành kế này, phải có một nhãn quan sâu rộng, một tấm lòng nhẫn nại vô song. Những kẻ cấp công cận lợi không bao giờ có đủ tài trí để thi hành nó.
Kế "Dục cầm cố tung" không thi hành theo cái nghĩa đen của nó. Kế này nói lên sự mềm dẻo cho mọi chính sách, thứ nhất là chính sách thu phục lòng người, giữ người.
33. Khổ nhục kế (Hành hạ thân xác mình để người ta tin)
"Khổ nhục kế" là hành hạ mình, rồi đem cái thân xác bị hành hạ ấy để làm bằng chứng mà tiếp cận với địch để hoàn thành một âm mưu nào đó.
34. Phao bác dẫn ngọc (Ném hòn ngói để thu về hòn ngọc)
"Phao bác dẫn ngọc" nghĩa đen là ném hòn ngói để thu về hòn ngọc. Tức là dùng tiểu vật để đoạt một đại vật, như người đi câu vậy.
Dân gian thường nói "thả con tép bắt con tôm" cũng là kế này.
35. Tá thi hoàn hồn (Mượn xác để hồn về)
"Tá thi hoàn hồn" nghĩa là mượn xác để hồn về.
Ý kế này chỉ rằng: Sau khi đã thất bại, buộc phải lợi dụng một lực lượng nào đó để khởi lên thi hành trở lại chủ trương của mình.
Tuy nhiên, dùng kế này rất dễ đi vào con đường nguy hiểm, nếu sơ xuất thì tỷ như rước voi về giày mả tổ.
Nếu mượn xác mà mượn ẩu thì chẳng khác gì vác xác chết về nhà.
6. Tẩu kế (Chạy, lùi, thoát thân)
"Tẩu kế" nghĩa là chạy, lùi, thoát thân.
Tại sao kế sau chót cổ nhân lại đặt là "kế chạy"?
Lại có câu: "Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách". (Ba mươi sáu chước, chạy là hơn hết!)
Bởi vậy kế này liên quan nhiều đến sự thành bại của một công việc lớn. Bất luận là đánh nhau bằng văn hay bằng võ, không ai là có thể thắng hoài. Trong quá trình chiến đấu bao gồm nhiều kiểu thắng, nhiều kiểu bại, lúc ẩn lúc hiện, trong chớp mắt dồn dập cả trăm ngàn biến chuyển. Nếu không ứng phó mau lẹ để tránh những cảnh bất lợi, để nắm mau lợi thế mà tiến tới thắng lợi, thì không phải là nhân tài.
Chạy có nhiều phương thức. Bỏ giáp, bỏ vũ khí mà chạy, bỏ đường nhỏ mà chạy tới đường lớn, bỏ đường bộ mà chạy sang đường thủy... Các phương thức tuy không giống nhau nhưng cùng hướng chung đến mục đích là tránh tai họa để bảo đảm an toàn, để bảo toàn lực lượng.
"Tẩu kế" không phải là chạy dài. Chạy chỉ là một giải pháp để mà sẽ quay lại. Tinh hoa của kế chạy là giành thời gian, bảo tồn sức khỏe, lực lượng.
Rút chạy đến một vị trí mới, cho tư thế vững mạnh hơn, tập trung nỗ lực và củng cố tinh thần, chọn một cơ hội thuận tiện để quật lại, ấy mới thực là "Tẩu kế".
Sau hết phải lo đến điểm nguy của kế chạy: Khi chạy, sẽ mất tinh thần, sự việc hoàn toàn lỏng lẻo, mất sự tin tưởng ở xung quanh. Nếu không giải quyết cho chính xác những vấn đề trên thì "tẩu" không còn là một kế hoạch nữa, mà là một sự tan rã vậy!

Thứ Năm, 11 tháng 2, 2010

MƯỜI ĐIỀU RĂN CỦA KIẾP VỢ CHỒNG


Vợ chồng khó hiểu vô ngần
Năm đầu chồng nói vợ vâng dạ liền
Năm sau vợ nổi cơn điên
Lão chồng im miệng với niềm xót xa
Rồi từ năm đó trôi qua
Hai bên đấu khẩu tội nhà kế bên
!!


Hôn nhân - quà tặng từ Trời
Phong ba, bão tố hỡi ơi, nối liền
!

Còn ai nếu muốn vợ hiền
Nghe chồng giảng thuyết lời khuyên ngọt ngào
Thì đây kinh nghiệm gửi trao
"Nói trong giấc ngủ"... biết sao bây giờ?


Hôn nhân - nếu đáng ngàn tờ
Bạn ơi! ly dị sơ sơ triệu lần!!


Vợ chồng khó hiểu vô ngần
Năm đầu chồng nói vợ vâng dạ liền
Năm sau vợ nổi cơn điên
Lão chồng im miệng với niềm xó t xa
Rồi từ năm đó trôi qua
Hai bên đấu khẩu tội nhà kế bên
!!

Hôm nào mưa thuận gió hiền
Thấy chồng mở cửa vợ êm ấm ngồi
Cá vui được một thua mười
Hoặc xe, hoặc vợ ... chẳng thời mới mua
!

Phu thê - lời dạy ngàn xưa
Chàng nàng ngôi một cho vừa yêu thương
Một ngôi nhưng đếch ai nhường!
Thế là nội chiến tang thương khắp miền


Nhớ khi ván chửa đóng thuyền
Em than anh nghĩ trắng đêm muốn khùng
Bây giờ nên nghĩa vợ chồng
Bà chưa nói hết thì ông ngủ rồi!!


Đương nhiên sống ở trên đời
Ai không ước vợ là người cảm thông
Ước cô má thắm môi hồng
Eo thon ngực bự cho ông phê hoài!
Ước có cơm nước mỗi ngày
Chăm làm, cần kiệm chóng xây nhà lầu
Ước rồi chỉ chuốc thương đau
"Đa thê" lệ đó bỏ lâu lắm rồi!!
Lu t giờ một vợ mà thôi
Ôi sao chua xót một đời đắng cay
.

Ái tình rượu ngọt nồng say
Hôn nhân - hòa hợp của hai mái đầu
Thế mà vợ có hiểu đâu!
Xem chồng như độc chất màu VC!!


Cuối cùng, sự thật bẽ bàng
Tra i chưa lấy vợ chưa mang khí hùng
Lấy rồi thôi thế là xong
Coi như toi mạng ... khổ không hả Trời ? ......

Thế à !

Thiền sư Hakuin được những người chung quanh ca tụng là người sống trong sạch. Một gia đình người Nhật có một tiệm bán thực phẩm gần nơi Hakuin ở. Họ có một cô con gái xinh đẹp. Bất ngờ, một hôm cha mẹ cô gái khám phá ra cô có thai.

Việc này làm cho cha mẹ cô gái nổi giận. Cô gái không chịu thú nhận người đàn ông cô chung đụng là ai, nhưng sau bao nhiêu là phiền phức, cuối cùng lại là tên Hakuin.

Phẩn nộ vô cùng, cha mẹ cô gái đến ngay vị thầy này. Hakuin chỉ thốt lên vẻn vẹn hai tiếng:

- “Thế à?” rồi thôi.

Sau khi đứa bé sinh ra, nó được mang đến trao cho Hakuin. Lúc đó Hakuin đã mất hết danh dự, nhưng việc này không làm Hakuin buồn. Hakuin săn sóc đứa bé rất tử tế, Hakuin xin sữa của những bà mẹ hàng xóm và những đồ dùng cần thiết cho đứa bé.

Một năm sau, cô gái không còn chịu đựng được nữa. Nàng nói sự thật với cha mẹ nàng – rằng người cha thật sự của đứa bé không phải là Hakuin mà là một thanh niên bán cá ngoài chợ.

Lập tức cha mẹ cô gái đến ngay Hakuin, xin Hakuin tha lỗi dài dòng và xin đem đứa bé về .

Hakuin ưng thuận. Khi trao lại đứa bé, Hakuin cũng chỉ thốt lên hai tiếng:

- “Thế à!”

(Trích Giai thoại thiền)

Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2010

HẬU QUẢ CỦA MỘT CƠN GIẬN



ĐỂ XỬ DỤNG HAY ĐỂ YÊU THƯƠNG.

Trong khi 1 người đàn ông đang đánh bóng chiếc xe của ông ta, thì đứa con trai lớn 4 tuổi của ông ta nhặt lên 1 viên sỏi và vẽ nhiều đường lằn lên phía bên kia cạnh chiếc xe của ông ta.
Trong lúc giận dữ, người đàn ông đó đã nắm lấy bàn tay của đứa con và đánh mạnh nhiều mà không nhận rằng ông ta đang dùng 1 cái cờ lê vặn vít để đánh

Kết quả là trong bệnh viện, đứa con trai của ông ta đã mất đi hết các ngón tay của mình do quá nhiều chỗ gãy.
Khi đứa con trai nhìn thấy đôi mắt bố mình biểu lộ sự đau đớn, đứa bé bèn hỏi: “Bố ơi ! Khi nào các ngón tay của con mới có thể mọc trở lại ?”
Người bố cảm thấy rất đau đớn và không nói được lời nào; ông ta trở lại chiếc xe của mình và đá nó thật nhiều.

Trong khi đang bị lương tâm dằn vặt và đang ngồi đối diện phía hông của chiếc xe đó, ông ta chợt nhìn thấy những vết xước do chính đứa con trai của ông ta đã vẽ rằng: “ Bố ơi ! Con yêu Bố nhiều lắm !”

Và 1 ngày sau đó, người đàn ông đó đã quyết định tự sát….

Cơn giận và Tình yêu không bao giờ có giới hạn; nên xin hãy chọn Tình Yêu để được 1 cuộc sống tươi đẹp và đáng yêu, và xin hãy nhớ điều này :

Đồ vật thì để xử dùng, còn con người thì để yêu thương.

Vấn đề của thế giới ngày nay thì ngược lại : con người thì để xử dụng, còn đồ vật thì để yêu thương.

Hãy luôn cố nhớ những ý nghĩa này :

Hãy cẩn thận với những ý nghĩ của bạn, vì bạn sẽ nói chúng.
Hãy cẩn thận với những lời nói của bạn, vì bạn sẽ thực hiện chúng.
Hãy cẩn thận với những hành động của bạn, vì chúng sẽ là thói quen của bạn.
Hãy cẩn thận với những thói quen của bạn, vì chúng sẽ là cá tính của bạn..
Hãy cẩn thận với những cá tính của bạn, vì chúng sẽ quyết định số mệnh của bạn

Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2010

Tôi là ai ? VIỆT hay MỸ ?

Đây là một bài tuỳ bút hay,thấm thía,xin được chia sẻ.

"Tôi là ai ? Việt hay Mỹ ?".

Thú thật,ai chẳng có qua những giây phút chạnh hỏi với lòng mình như vậy.

Rốt cuộc,rồi ra mình cũng sẽ giống như các sắc dân khác tới trước,sẽ bị tan loãng vào cái "melting pot" khổng lồ của Hiệp Chủng Quốc này.

Nhân đây,xin kể hầu tất cả một câu chuyện bản thân khi tôi về VN thăm lại họ hàng mấy năm về trước.

Trong một bữa ăn tại Sàigòn,chỉ có tôi và một anh bạn.Anh bạn này rất thân,học với tôi suốt mấy năm dưới trung học,sau 75 kẹt lại VN.

Sau những câu chuyện thông tin trao đổi đủ mọi mục,anh bỗng nghiêm nét mặt nói: "Tao nói thật mày cũng đừng buồn,sau mấy ngày gặp gỡ ,tao nhận ra mày bây giờ không còn phải là người Việt Nam nữa.Bởi vì mày đã sống ở nước ngoài lâu qúa rồi ....".

Câu nói này khiến tôi cảm thấy hụt hẫng,liền sau đó tôi cảm nhận ngay được sự hữu lý cuả anh bạn thân này.Biết trả lời sao hơn! Tôi chỉ biết ngậm ngùi đáp:

"Tao biết,do thời cuộc,mình đã phải trả giá Tự Do và Đời Sống cho gia đình mình,một giá quá đắt.Không riêng chỉ thế hệ mình phải gánh trả,mà cả đến thế hệ con cháu mình cũng phải gánh chịu luôn.Đó là việc đánh mất Cội Nguồn,Quê Hương ..."

Nghĩ cho cùng "Gặp Thời thế,Thế thời phải thế"!!!

Còn lại chỉ "Mình biết Mình" là đủ.Thế mới biết chữ "Tâm" vẫn là quan trọng hơn hết...

Vài hàng thêm ý khi đọc bài tuỳ bút.TNT

Tôi là ai ? Việt hay Mỹ ?

Có phải nếu mình ở một nơi nào trên dưới ba mươi năm thì mình là người thuộc địa phương đó, đúng không? Đã biết bao nhiêu lần tôi đặt ra câu hỏi đó sau một ngày nhìn vào lịch thấy con số ghi năm đã bước vào năm thứ ba mươi của một người tị nạn.

Bây giờ có ai mới quen gặp tôi, hỏi: Bà ở đâu đến vậy? Thì chắc tôi sẽ trả lời rất tự nhiên, tôi ở San Jose, hay khi đang đi du lịch thì sẽ trả lời, tôi ở Mỹ đến. Tôi sẽ không trả lời là tôi ở Việt Nam đến nữa, chỉ trừ người ta hỏi, bà là người nước nào? Thì lúc đó tôi chắc chắn nói, tôi là người Việt Nam, để cho họ không nhầm với người Trung Hoa, Nhật, hay Phi.

Đúng, tôi ở Mỹ trên dưới ba mươi năm rồi, tôi là một người Mỹ. Bây giờ thử xem lại con người Mỹ của tôi.

Trước tiên mặt mũi, chân tay tôi chẳng có gì thay đổi cả. Vẫn khuôn mặt cấu trúc ít góc cạnh của người Á Đông và cái mũi tẹt khiêm tốn, tóc sợi to và đen, khi có tóc bạc thì nhìn thấy ngay, muốn giấu thì phải nhuộm.

Đối với người Á Đông thì tôi được gọi là người có nước da trắng, nhưng mầu trắng này thực ra là mầu ngà, và đứng cạnh một ông Tây, bà Mỹ nào thì nó vẫn cho cái căn cước da vàng rất rõ rệt. Khi tôi nói tiếng Anh thì cách phát âm vẫn có vấn đề, đôi khi nói nhanh quá thì sẽ vấp phải lỗi nói tiếng Anh theo cách dịch tiếng Việt trong đầu. Như thế bị chê là nói tiếng Anh bể (broken English). Về cách phục sức, nhà ở, xe cộ bên ngoài, tôi có thể không kém một người Mỹ chính gốc.

Nhưng khi bước vào nhà tôi, từ những bức tranh treo ở phòng khách, bát đũa bầy ở bàn ăn, chai nước mắm, hũ dưa cải trong bếp và nhất là sách, báo tiếng Việt ở khắp nơi trong nhà, thì chắc ai cũng sẽ nhận ra ngay đó là một gia đình Việt Nam. Như thế thì tôi là người San Jose hay người Hà Nội, người Mỹ hay người Việt? Tôi ở đất này đến ba mươi năm rồi cơ mà.

Người ở Lạng Sơn, Thanh Hóa ra Hà Nội ở trên dưới ba mươi năm thì tự nhận mình là người Hà Nội; người ở Hải Phòng, Hải Dương vào Sài Gòn lập nghiệp từ năm 75, 76 tự nhận mình là người trong Nam.

Tôi ở Mỹ tìm vềViệt Nam không ai chịu nhận tôi là người Việt nữa, dù tôi có yêu quê hương đến quặn thắt cả ruột gan, có gặp lại họ hàng nước mắt khôn cầm thì khi thăm viếng, hỏi han, họ vẫn thỉnh thoảng nói rất tự nhiên: chị đâu có phải là người Việt nữa, bây giờ chị là người Mỹ rồi, chắc cái này không hạp với chị, cái kia chị không ăn được, cái nọ chị không biết đâu.

Những lúc đó tôi chẳng biết mình phải phản ứng thế nào cho đúng. Cứ cãi tôi vẫn Việt, hay nhận đúng rồi tôi là Mỹ? Không, cả hai cùng sai cả. Những khi cần quyên tiền đóng góp vào việc công ích nào ởViệt Nam thì ai ai cũng nhắc lại cho tôi đến ngàn lần tôi là một người Việt Nam chính gốc. Rằng tôi phải có bổn phận và tình thương với đất nước, đồng bào. Tình thương thì nhất định lúc nào tôi cũng đầy ắp trong ngực rồi, tôi chẳng cần ai nhắc nữa, nhưng bổn phận thì cho tôi... nghĩ lại.

Tôi đã đóng góp bổn phận của tôi cho đất nước đó rồi. Một mối tình chết tức tưởi trong chiến tranh hơn ba mươi năm về trước, xương thịt của người tôi yêu nằm trong lòng đất, rồi lại phải đào lên, đốt thành tro than, bị đuổi mộ như đuổi nhà, đã trả bổn phận đó thay tôi rồi. Không đủ hay sao?

Bây giờ tôi phải có bổn phận đóng thuế hàng năm ở đất nước tôi đang sống để phụ với chính phủ sửa đường, xây trường học và nuôi những người ở khắp nơi mới tới, như trước kia đất nước này đã nuôi người Việt, vì giấy tờ cá nhân hiện tại xác định tôi là người Mỹ. Tôi phải làm bổn phận công dân.

Có những ngày tôi lái xe bị kẹt ở xa lộ vào một buổi chiều mưa mùa thu; hay một buổi sáng mùa xuân vắng lặng, êm ả, đứng trong nhà nhìn ra mặt hồ, tôi cảm nhận được nơi mình đang hiện diện không phải là quê mình, không phải nước mình.

Chẳng có một lý do gì cụ thể, chỉ là những giọt mưa đập vào kính xe, chỉ là mặt nước hồ gờn gợn sóng. Mưa trên xa lộ Mỹ nhắc nhớ đến những cơn mưa tháng Năm ở Thị Nghè, nhà mình ở Trần Quý Cáp, nhà anh ở trước rạp ciné Eden đứng trú mưa với nhau.

Nước ở hồ San Jose trước nhà nhắc đến nước sông ở bến Bạch Đằng mỗi lần qua phà sang bên kia Thủ Thiêm chơi với bạn, hay sóng nước ở bắc Mỹ Thuận những lần qua phà đi thăm họ hàng ở tận Bạc Liêu. Những lúc đó tôi bất chợt bắt gặp mình Việt Nam quá, vì những cái bóngViệt Nam thật mờ, thật xa lại chồng lên hình ảnh rõ rệt ngay trước mặt mình. Và kỳ diệu làm sao, những cái bóng đó nó mạnh đến nỗi mình quên mất là mình đang ở Mỹ. Chắc tại tôi là người Việt Nam.

Lại có những lần ởViệt Nam, tôi bị muỗi đốt kín cả hai ống chân, bị đau bụng liên miên cả tuần lễ. Đi đâu cũng phải hỏi đường, ai nhìn mình cũng biết mình từ đâu đến và đang đi lạc. Tiền bạc tính hoài vẫn sai. Nhiều khi đứng chênh vênh trên đường phố Sài Gòn, biết đất nước này vẫn là quê hương mình, những người đi lại chung quanh là đồng bào mình, nhưng sao không giống Việt Nam của mình, hình như đã có điều gì rất lạ.

Ngôn ngữ Việt thì thay đổi quá nhiều, pha trộn nửa Hán nửa Ta, chắp đầu của chữ này với cuối chữ của chữ kia, làm nên một chữ mới thật là "ấn tượng". Cách phát âm của người Hà Nội bây giờ không giống cách phát âm cũ của ông bà, cha mẹ tôi ngày trước, và họ nói nhanh quá, tôi nghe không kịp. Cái tiếng nói trầm bổng, thanh lịch, chậm rãi, rõ ràng từng chữ của thời xa xưa bây giờ chỉ còn là cổ tích.

Ngửng mặt lên nhìn bầu trời, vẫn bầu trời xanh biếc của thời tuổi trẻ, cúi xuống nhìn mặt đất, vẫn mặt đất thân quen, nhưng sao lòng hoang mang quá đỗi, và thấy đã có một khoảng cách nghìn trùng vô hình giữa mình và quê hương đất Việt. Chắc tôi là người Mỹ!

So sánh thời gian tôi sinh ra, sống ở Việt Nam và thời gian tôi bỏ Việt Nam ra đi, sống ở Mỹ, hai con số đó đã gần ngang nhau. Tôi được học từ nhỏ quê hương là nơi tổ tiên lập nghiệp, là nơi chôn nhau cắt rốn. Ở trong nước có bài hát nổi tiếng “Quê hương mỗi người có một”, như là chỉ một mẹ thôi. Nhưng có người lại nói: Nơi nào mình sống ở đó suốt một quãng đời dài, có những người thân chung quanh mình, hưởng những ân huệ của phần đất cưu mang mình, thì nơi đó cũng được gọi là quê hương mình. Như vậy thì tôi có một hay hai quê?

Tôi sống ở Mỹ thì bạn bè gặp nhau thường nói: Cái này người Việt mình không hạp, hoặc người Mỹ họ mới thích nghi được việc này, người Việt mình không quen.

Khi đi dự buổi tiệc cuối năm của một công ty lớn ở Mỹ, toàn là những người Mỹ sang trọng thì thấy rõ ngay mình là người Việt đi lạc, dù mình có sang trọng, lịch sự như họ. Hóa ra ở Mỹ hay về Việt Nam mình đều lạc chỗ cả.

Tôi nhớ mấy năm trước có lần trò chuyện với mẹ của một người bạn, lúc đó cụ ngoài 80 hãy còn minh mẫn, cụ theo đạo Phật. Trưởng nam của cụ và con dâu cụ tự nhiên rủ nhau theo đạo Công giáo. Găp tôi, cụ hỏi: Không biết anh Bình nhà tôi khi chết thì đi đâu? Phật giận anh ấy, vì anh ấy bỏ đi, Chúa chắc gì cho anh ấy vào, vì anh ấy mới quá! Năm nay cụ ngoài 90 tuổi rồi và không may, cụ bị Alzheimer.Vậy là cụ không còn minh mẫn để lo con mình không có chỗ dung thân cho phần hồn. Bây giờ thỉnh thoảng nghĩ lại những lời cụ nói, thấy mình ngay ở đời sống này cũng đã là một vạt nắng phất phơ bay. Quê nhà, quê người, quê Mỹ, quê Việt. Chao ôi! Cái than cỏ bồng.

Nhưng lạ lắm, tôi biết chắc mình là người Việt, nhất là khi tôi nằm mơ. Trong giấc ngủ tôi thường gặp cha mẹ, gặp ngay trong những ngôi nhà cũ ở Việt Nam, gặp bạn bè cũng gặp trên đường phốViệt Nam từ ngày rất xa xưa, và bao giờ trong mơ cũng đối thoại bằng tiếng Việt. Tỉnh dậy đôi khi vẫn ứa nước mắt, dù là một giấc mơ vui. Thấy nhớ quê nhà quá đỗi!

Tôi nhớ lại trong những truyện ngắn, những bài thơ Đường tôi đọc thời rất xa xưa về người bỏ làng đi xa lâu năm trở về không ai nhận ra nữa. Hồi đó sao mà mình thương những ông già trong thơ đó thế! Bây giờ nghĩ lại thì người trong sách đó còn may mắn hơn mình, họ đâu có đi đến tận một nước khác như mình. Họ chỉ bỏ làng, chứ không bỏ nước. Thế mà khi về còn ngơ ngác, bùi ngùi, tủi thân vì lạc chỗ ngay trong làng mình.

So sánh tôi với người bỏ làng ra đi trong những trang sách đó thì hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều. Không những đã bỏ làng, bỏ nước đi, còn nhận quốc tịch của một nước khác.

Khi về đổi họ thay tên. Núi chùng bóng tủi, sông ghen cạn dòng.(tmt)

Kim Thu Tùy bút